Ngôi sao giảm sáng bất thường có thể do mây bụi

Các nhà nghiên cứu cho rằng bụi có thể là nguyên nhân khiến sao Tabby, còn gọi là KIC 8462852, giảm sáng.

Nhóm nghiên cứu của giáo sư Tabetha Boyajian tại Đại học Lousiana phát hiện, bụi có thể là nguyên nhân khiến sao Tabby, còn gọi là KIC 8462852, giảm sáng bất thường, Live Science hôm 3/1 đưa tin.

Sao Tabby cách Trái đất khoảng 1.500 năm ánh sáng, lớn hơn và nóng hơn một chút so với Mặt Trời. Năm 2015, ngôi sao thu hút nhiều sự chú ý khi giáo sư Boyajian cùng các đồng nghiệp phát hiện nó có chu kỳ giảm sáng khác thường, giảm sáng tới 22% và kéo dài nhiều ngày mỗi lần. Một nghiên cứu khác cho thấy, ngôi sao cũng giảm sáng khoảng 20% từ năm 1890 - 1989.

Ngôi sao giảm sáng bất thường có thể do mây bụi
Sao Tabby có chu kỳ giảm sáng kỳ lạ. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech).

Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích hiện tượng này, từ các mảnh vỡ sao chổi di chuyển quanh Tabby, một đám mây bụi khổng lồ chắn giữa Trái đất và ngôi sao này, đến siêu cấu trúc hút năng lượng của người ngoài hành tinh.

"Bụi có thể là lý do phù hợp nhất cho việc ánh sáng của sao Tabby tăng lên hay giảm đi. Dữ liệu mới cho thấy, những ánh sáng màu sắc khác nhau bị chặn ở mức độ khác nhau. Do đó, thứ di chuyển giữa Trái Đất với ngôi sao này không phải là một vật thể đục như một hành tinh hay siêu cấu trúc của người ngoài hành tinh", giáo sư Boyajian cho biết.

Trong nghiên cứu mới, bà cùng các đồng nghiệp quan sát ngôi sao từ tháng 3/2016 - 12/2017, sử dụng các kính viễn vọng của Đài quan sát Las Cumbres. Họ phát hiện và phân tích 4 đợt giảm sáng diễn ra vào hè năm ngoái.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với những phát hiện mà một nhóm chuyên gia khác thu được cuối năm 2017. Nhóm chuyên gia này cho rằng có thể tồn tại một đám mây bụi bay quanh sao Tabby, hoàn thành một vòng trong 700 ngày.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nghiên cứu thêm về sao Tabby. Bụi có thể là lý do phù hợp cho sự giảm sáng khác thường của Tabby, nhưng không phải khả năng duy nhất.

"Nghiên cứu mới nhất loại trừ khả năng về siêu cấu trúc của người ngoài hành tinh, nhưng có thể một hiện tượng khác là nguyên nhân đằng sau sự giảm sáng", Jason Wright, nhà thiên văn tại Đại học Bang Pennsylvania, đồng tác giả cuộc nghiên cứu, cho biết.

"Một số giả thuyết khác bao gồm vật chất xung quanh ngôi sao như sao chổi, giả thuyết ban đầu mà nhóm nghiên cứu của Boyajian đưa ra, cũng có vẻ phù hợp với dữ liệu chúng tôi có. Tuy nhiên, một số nhà thiên văn ủng hộ quan điểm cho rằng không có vật chắn nào mà ngôi sao tự giảm sáng. Điều này cũng phù hợp với dữ liệu thu được hồi mùa hè", ông nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Một tiểu hành tinh vừa sượt ngang Trái đất

Một tiểu hành tinh vừa sượt ngang Trái đất

Báo Anh Dailymail dẫn từ nguồn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa tin một tiểu hành tinh có kích thước to bằng chiếc xe tải băng qua Trái Đất ở khoảng cách 2.000.000km.

Đăng ngày: 05/01/2018
Tên lửa mạnh nhất thế giới lộ diện trên bệ phóng

Tên lửa mạnh nhất thế giới lộ diện trên bệ phóng

Tên lửa Falcon Heavy được đưa ra bệ phóng lần đầu tiên trước thử nghiệm động cơ sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Đăng ngày: 04/01/2018
Mất kiểm soát, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn sắp rơi xuống Trái đất

Mất kiểm soát, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn sắp rơi xuống Trái đất

Tuy được dự báo sớm nhưng hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự báo chính xác vị trí rơi của trạm vũ trụ Thiên Cung 1.

Đăng ngày: 03/01/2018
Đêm nay có mưa sao băng

Đêm nay có mưa sao băng

Ông Nguyễn Đức Phường, Phó tổng thư ký Hội thiên văn và vũ trụ Việt Nam, cho biết vào lúc 23 giờ đêm nay 3/1, cùng với người dân nhiều nơi trên thế giới, chúng ta có cơ hội được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đầu tiên và cũng là trận mưa sao băng lớn của năm 2012: mưa sao băng Quadrantids.

Đăng ngày: 03/01/2018
Mưa sao băng đầu tiên của năm 2018 đạt cực đại vào rạng sáng 4/1

Mưa sao băng đầu tiên của năm 2018 đạt cực đại vào rạng sáng 4/1

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, vào lúc cực điểm, mưa sao băng Quadrantids có thể đạt tới trên 50 vệt sao băng mỗi giờ, thậm chí có lúc còn nhiều hơn.

Đăng ngày: 03/01/2018
Đây là lý do khiến sứ mệnh khám phá vũ trụ có thể phải dừng lại

Đây là lý do khiến sứ mệnh khám phá vũ trụ có thể phải dừng lại

Theo Mirror, các nhà khoa học ước tính hiện có khoảng 600.000 mẩu rác không gian đang bay quanh Trái đất.

Đăng ngày: 03/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News