Ngọn lửa dưới lòng đất cháy suốt 59 năm ở Trung Quốc

Nhiên liệu còn sót lại từ một giếng khí bỏ hoang giữ cho những ngọn lửa dưới lòng đất cháy liên tục ở ngôi làng phía tây nam Trung Quốc.

Bảy hoặc tám ngọn lửa thường xuyên bốc lên từ mảnh đất rộng 4m2 ở một ngôi làng thuộc quận Trường Thọ, thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, National Geographic hôm qua đưa tin. Bất kể thời tiết, khoảnh đất bốc cháy quanh năm. Người dân địa phương đổ xô đến đây hai lần một ngày để đun sôi nước, mỗi lần đun chỉ mất khoảng 5 phút.


Ngọn lửa cháy liên tục ở ngôi làng thuộc tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc. (Video: National Geographic).

"Gỗ đốt từng rất đắt đỏ trong quá khứ và đôi khi, chúng tôi phải đi tới khu vực đồi núi phía tây để mang những bó củi về. Nhưng chỗ này thuận tiện hơn. Chúng tôi tới đây với xoong nồi đun nấu và xếp hàng để luộc khoai lang và rau dền", CCTV+ dẫn lời, Wang Mantang, một cư dân trong làng.

Những ngọn lửa dưới lòng đất xuất hiện trên khắp thế giới, từ nơi có thời tiết ấm áp như Trung Quốc đến các vùng lạnh lẽo hơn như Siberia. Mỹ cũng có một ngọn lửa cháy vô tận nằm ở Centralia, Pennsylvania, bắt đầu cháy cách đây 50 năm. Những ngọn lửa này được đốt lên bởi sét, do con người đánh lửa, khai thác mỏ hoặc tự bùng phát. Một khi đã bốc cháy, ngọn lửa có thể cháy liên tục suốt nhiều thập kỷ.

"Thông thường chúng khá giống nhau, còn nguyên nhân gây ra ngọn lửa có thể khác biệt", Anupma Prakash, giáo sư địa vật lý ở Đại học Alaska tại Fairbanks, cho biết. "Sau khi ngọn lửa bắt đầu cháy, vấn đề tương tự nhau trên khắp thế giới".

Than đá thường là thủ phạm gây ra những ngọn lửa dưới lòng đất ở Trung Quốc. Quốc gia sản xuất than đá này có 62 ngọn lửa cháy liên tục nằm rải rác ở miền bắc. Mảnh đất cháy ở Trùng Khánh ra đời cách đây 59 năm khi một đội khai thác dầu khoan một giếng khí tự nhiên tại khu vực. Những công nhân bỏ lại giếng khí gần như chưa khám phá. Giếng khí giải phóng khí gas còn sót lại, trở thành nguồn nguyên liệu cho những ngọn lửa từ sau đó.

Những người dân làng ở Trùng Khánh tìm ra cách sử dụng ngọn lửa theo hướng có lợi là phục vụ nấu ăn. Tuy nhiên, tác hại do chúng gây ra có thể lớn hơn nhiều so với lợi ích. "Do những ngọn lửa ở dưới lòng đất, chúng đang "ăn cạn" than đá. Bị dồn nén bởi áp lực, khoảng đất có thể sụp đổ thành các hố tử thần, cuốn theo những ngôi nhà và hút thêm càng nhiều khí oxy để tiếp thêm nhiên liệu cho ngọn lửa. Điều này có thể dẫn tới địa hình gồ ghề không bằng phẳng và những ổ gà", Prakash giải thích.

Ngọn lửa dưới lòng đất cháy suốt 59 năm ở Trung Quốc
Dân làng dùng ngọn lửa để đun nước, nấu ăn. (Ảnh: National Geographic).

Với lòng đất rỗng, những vết nứt có thể hình thành trên bề mặt. Ở nơi đâu có lửa, ở đó có khói, một hỗn hợp độc hại của carbon monoxide, lưu huỳnh dioxide và bụi than đá cuộn lên, làm ô nhiễm không khí. Khói không chỉ khiến biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn do làm tăng khí nhà kính trong khí quyển, mà còn có hại cho sức khỏe.

"Khói phủ khắp vùng. Tình trạng đó thực sự không tốt cho cơ thể. Hãy tưởng tượng việc phải hít khói 24/7 quanh năm", Prakash nói.

Theo Prakash, có thể khống chế những ngọn lửa. Mọi ngọn lửa đều cần ba yếu tố là nhiên liệu, khí oxy và nhiệt lượng. Nếu có thể triệt tiêu một trong ba yếu tố, con người có thể dập tắt lửa. Một số cộng đồng xử lý lửa cháy dưới lòng đất bằng cách đổ hỗn hợp nước và than bùn lên trên. Các nơi khác sử dụng đất sét trương nở để chặn nguồn khí oxy và làm lửa tắt. Nitơ lỏng cũng được dùng để dập lửa dưới lòng đất.

  • Chiêm ngưỡng ngọn lửa vĩnh cửu đẹp nhất thế giới
  • Những ngọn lửa vĩnh cửu trên thế giới
  • Sự thật đáng buồn về hố lửa vĩnh cửu
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News