Ngôn ngữ Nhật xuất phát từ bán đảo Triều Tiên

Thổ ngữ của Nhật Bản được mang đến bởi những nông dân di cư từ Bán đảo Triều Tiên khoảng 2.200 năm trước.

Kết quả này cho thấy nhiều biến thể ngôn ngữ của Nhật không tự xuất hiện, như nhiều người Nhật vẫn tin là bởi những người săn bắn, hái lượm bản địa có mặt trên bán đảo này hàng nghìn năm trước.

Nghiên cứu mới ủng hộ lý thuyết cho rằng sự mở rộng nông nghiệp là động lực chính tạo nên sự đa dạng ngôn ngữ trong lịch sử thế giới.

Tiếng Nhật là ngôn ngữ chính duy nhất mà nguồn gốc của nó vẫn gây tranh cãi lớn từ trước tới nay. Một số học giả cho rằng tiếng Nhật và người Nhật xuất phát trực tiếp từ nền văn hóa thời đại đồ đá. Họ có canh tác nông nghiệp, nhưng phần lớn là hái lượm và săn bắt. Theo thuyết này, sự di cư của những người từ châu Á lục địa khoảng 200 năm trước Công nguyên mang tới các dụng cụ kim loại, gạo và kỹ thuật canh tác mới, nhưng không tác động nhiều lắm tới sự phát triển ngôn ngữ ở nơi này.

Một số nhà nghiên cứu phản đối thuyết cho rằng sự di cư từ bán đảo Triều Tiên có tác động sâu sắc tới mức thay thế, lấn át cả dân bản địa và ngôn ngữ nói của họ.

Các bằng chứng ADN và khảo cổ ủng hộ cho thuyết này, nhưng các nhà nghiên cứu ở ĐH Tokyo vẫn băn khoăn và muốn tìm thêm manh mối bằng cách lần theo dấu vết của hàng chục thổ ngữ khác nhau để tìm ra bằng chứng đủ mạnh chứng minh thuyết nào trên đây là đúng.

Ngôn ngữ Nhật xuất phát từ bán đảo Triều Tiên
Nông nghiệp là động lực chính tạo nên sự đa dạng ngôn ngữ trong lịch sử thế giới.
(Nguồn: AFP).

Để thực hiện nghiên cứu, Sean Lee và Toshikazu Hasegama sử dụng kỹ thuật phát triển bởi các nhà sinh học tiến hóa để kiểm tra các đoạn ADN từ các mẫu hóa thạch rồi tạo nên cây gia phả, truy dấu về hàng triệu năm trước.

Cụ thể, Lee và Hasegama lập danh sách 210 từ vựng chính, chỉ các bộ phận cơ thể, động từ chính, số và đại từ, rồi lập danh sách tương tự đối với 59 thổ ngữ khác. Từ đó, các nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn ra các từ khó có khả năng được mượn từ các thổ ngữ và “miễn nhiễm với các thay đổi”, mà các nhà sinh học gọi là các gen “được bảo tồn cao”, nghĩa là được duy trì qua hàng nghìn thế hệ. Mô hình máy tính cho thấy tất cả ngôn ngữ Nhật này đều xuất phát từ một cộng đồng khoảng 2.182 năm trước, phù hợp với làn sóng di cư lớn từ bán đảo Triều Tiên.

Thời điểm di cư của nhóm nông dân này có thể sớm hơn, nhưng kết luận cốt lõi vẫn là “những nông dân đầu tiên của Nhật Bản có tác động sâu sắc lên nguồn gốc của cả con người và ngôn ngữ nơi đây”.

Nghiên cứu này cho thấy ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản phát triển sau trên tiến trình quá độ của nền văn hóa nông nghiệp. Khi Trung Quốc đang trải qua một trong những thời kỳ thay đổi văn hóa và triết lý đáng chú ý nhất trong lịch sử với thời Xuân Thu, thì Nhật Bản mới ở giai đoạn mới nổi lên.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra liệu những nông dân di cư mang theo kỹ thuật canh tác lúa tới Nhật Bản 2.000 năm trước có mang theo hệ ngôn ngữ viết hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News