Ngón tay con người có thể mọc trở lại sau khi đứt?
Liệu ngón tay của trẻ em khi bị đứt có thể mọc trở lại hay không và điều này diễn ra như thế nào?
Bạn bất cẩn khi cắt cà rốt hay đóng cửa xe và kết quả là bàn tay hoặc cổ tay bị chấn thương. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ thì những chấn thương như vậy chiếm 11,3% các ca bệnh tại những phòng cấp cứu ở nước này. Thậm chí, một số chấn thương nghiêm trọng có thể khiến nạn nhân mất vĩnh viễn ngón tay hay bàn tay.
Tế bào mô trong ngón tay người trưởng thành cũng có khả năng tái tạo nếu được kích thích một cách chính xác.
Nhưng có một sự việc kỳ lạ khiến các nhà khoa học rất ngạc nhiên: ngón tay của một bé gái đã mọc trở lại sau khi bị đứt.
Tiến sĩ Christopher Allan đã dẫn chứng về trường hợp của một bé 7 tuổi trong bài viết của mình trên tạp chí HSNewBeat của Đại học Washington. Theo đó, cô bé đã bị mất phần đầu ngón tay khi đưa tay vào những nan hoa xe đạp đang xoay của người anh trai. Các bác sỹ đã phẫu thuật để gắn lại ngón tay cho cô bé. Tuy nhiên, 8 tuần sau, phần thịt đầu ngón tay đã rời hẳn ra. Tưởng chừng cô bé sẽ vĩnh viễn có ngón tay không lành lặn thì điều kì lạ đã xảy ra: đầu ngón tay đã mọc trở lại.
Điều này chưa từng xảy ra ở người lớn và các nhà khoa học muốn tìm ra bí mật của sự tái sinh này.
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tế bào mô trong ngón tay người trưởng thành cũng có khả năng tái tạo nếu được kích thích một cách chính xác. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học phải tìm ra sự khác biệt giữa tế bào của người trưởng thành và trẻ em. Việc kích thích các tế bào tái sinh có giống nhau ở hai đối tượng này không?
Cá ngựa vằn.
Các nhà khoa học đang thử nghiệm trên cá ngựa vằn (một loài vật có khả năng tái sinh các bộ phận) và các tế bào của chuột để xác định chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến sự tái tạo tế bào ở động vật có vú. Không những vậy, các nhà khoa học còn muốn làm rõ quá trình này vì nó có thể mở ra một cơ hội mới để chữa trị cho những người bị chấn thương hoặc mất một số bộ phận trên cơ thể.
Trong khi vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp, các nhà khoa học đã dần xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện giúp tái tạo mô và xương hiệu quả nhất. Nếu thành công, đây có thể được xem là bước đột phá trong lĩnh vực tái tạo tế bào từ trước đến nay.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
