Ngủ đủ giờ, sai thời điểm vẫn chết sớm!

Cố ngủ vùi thêm vào buổi sáng không giúp ích bạn, bởi việc đồng hồ sinh học bị đảo lộn khi làm "cú đêm" đã tăng nguy cơ nhiều bệnh, từ tiểu đường cho đến tâm thần, thậm chí là chết sớm.

Một nghiên cứu quy mô lớn dựa trên 430.000 người Anh từ 38 đến 73 tuổi trong vòng 6,5 năm cho thấy chỉ riêng việc ngủ không đúng giờ đã đủ làm tăng nguy cơ nhiều bệnh: béo phì, cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, tiểu đường, rối loạn tâm thần – thần kinh, hội chứng dạ dày – ruột…

Cụ thể, các bệnh này xuất hiện nhiều ở nhóm người có sở thích "cú đêm", tức thường xuyên thức khuya. Không hẳn họ không ngủ đủ. Nhiều người trong số này rất khó khăn để thức dậy đi làm vào buổi sáng và tranh thủ ngủ bù vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, ngủ nướng vào những ngày không phải đi làm sớm. Tuy nhiên, điều đó không giúp ích cho họ bao nhiêu.

Ngủ đủ giờ, sai thời điểm vẫn chết sớm!
Tắt đồng hồ báo thức và cố "nướng" thêm không giúp bạn thoát khỏi nguy cơ chết sớm - (ảnh: THE CONVERSATION).

Bất kể ngủ thêm bao nhiêu, nhóm "cú đêm" vẫn gia tăng nguy cơ chết sớm lên tới 10% chỉ trong 6 năm diễn ra nghiên cứu.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Chronobiology International. Trong bài viết giản lược hơn trên tờ The Conversation do chính hai tác giả thực hiện - giáo sư thần kinh học Kristen Knutson (Đại học Northwestern, Anh) và giáo sư sinh học thời gian Malcolm von Schantz (Đại học Surrey, Anh), nguyên nhân chủ yếu là do sự sai lệch giữa đồng hồ sinh học của cơ thể và thời gian thực hiện hành vi: bạn đã thức khi cơ thể bạn cần ngủ và ngược lại.

Như nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những điều làm rối loạn đồng hồ sinh học sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác trên trái đất.

Ngoài ra, thức khuya làm tăng nguy cơ nhiều hành động thiếu lành mạnh như tiêu thụ rượu và ma túy. Cảm giác cô đơn cũng là thứ vô cùng độc hại với những người sinh hoạt trái giờ: không chỉ là đơn độc trong tối muộn, bạn có thể không ăn tối sớm cùng bạn bè hay tham gia một cuộc chạy bộ, cà phê sáng. Cô đơn chính là nguyên nhân lớn của chứng trầm cảm.

Hai tác giả cảnh báo rằng việc khó khăn khi dậy sớm buổi sáng để đi làm là dấu hiệu đáng chú ý cho thấy bạn thức quá khuya và tự làm giờ giấc "lệch pha" so với người khác và với cả đồng hồ sinh học của bạn. Hãy cố điều chỉnh từ từ. Cố ngủ sớm hơn 2-3 ngay lập tức là điều khó khăn, nhưng mỗi ngày ngủ sớm thêm một chút thì dần dần sẽ có hiệu quả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Chọn và dùng kem chống nắng đúng cách

Chọn và dùng kem chống nắng đúng cách

Các bức xạ UVB có độ dài sóng 280-320 nanomet làm sạm da, cháy da. Bức xạ UVA có độ dài sóng 320-400 nanomet chỉ làm sạm da.

Đăng ngày: 16/04/2018
Để ví vào túi quần sau là nguyên nhân gây đau lưng

Để ví vào túi quần sau là nguyên nhân gây đau lưng

Sự thật là đàn ông thời nay gần như ai cũng dùng ví. Không chỉ là để cất tiền, mà đôi lúc đó còn là một phụ kiện cực kỳ quan trọng với những quý ông thời hiện đại.

Đăng ngày: 16/04/2018
Xử trí thế nào khi răng khôn

Xử trí thế nào khi răng khôn "mọc dại"?

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên khuôn hàm và có thời gian mọc chênh lệch so với những răng trước khoảng 10-15 năm.

Đăng ngày: 16/04/2018
Chúng ta có thể ăn hơn 100 mảnh nhựa trong mỗi bữa ăn

Chúng ta có thể ăn hơn 100 mảnh nhựa trong mỗi bữa ăn

Đáng sợ hơn, nhựa bắt nguồn chủ yếu không phải từ thực phẩm hoặc môi trường nấu ăn mà là bụi trong nhà (cùng với hàng nghìn vi khuẩn và nấm).

Đăng ngày: 14/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News