Ngủ trưa 1 tiếng làm tăng 45% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những người ngủ trưa 1 tiếng có nguy cơ bị mắc bệnh đái tháo đường loại 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay còn gọi là tiểu đường tuýp 2) cao hơn nhiều so với người không ngủ hay ngủ ít hơn.
Tại hội nghị của Hiệp Hội Nghiên Cứu về Đái Tháo Đường Châu Âu diễn ra ở thành phố Munich, Đức, tiến sĩ Yamada Tomahide (trường đại học Tokyo) công bố kết quả nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời gian ngủ trưa và bệnh tiểu đường. Theo đó, những người ngủ trưa trên 60 phút có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 45% so với người không ngủ hay ngủ ít hơn. Nghiên cứu được thực hiện với hơn 300.000 đối tượng.
Phát biểu tại hội nghị, tiến sĩ Yamada khẳng định, giấc ngủ là chìa khóa của cuộc sống khỏe mạnh cùng với chế độ ăn kiêng và luyện tập tốt. Tuy nhiên, ông cảnh báo, một số người không ngủ đủ buổi tối do công việc hay yếu tố xã hội và ngủ trưa là hoạt động phổ biến trên thế giới. Thời gian ngủ trưa có thể kéo dài từ vài phút cho tới nhiều giờ.
Người ngủ trưa trên 60 phút có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn 45% so với người không ngủ hay ngủ ít hơn.
Tiến sĩ Yamato cùng các cộng sự thực hiện phân tích tổng hợp trên 307.237 người đến từ khắp nơi trên thế giới để tìm ra mối liên hệ giữa thời gian ngủ trưa và nguy cơ rối loạn chuyển hóa (biến chứng là các căn bệnh: tiểu đường, mỡ máu, gout...).
Ông kết luận: "Giấc ngủ trưa kéo dài có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh tiểu đường và hội chứng rối loạn chuyển hóa. Các nghiên cứu sâu hơn cần được thực hiện để xác nhận hiệu quả của giấc ngủ trưa ngắn". Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Yamato không tìm ra nguyên nhân vì sao ngủ trưa lâu lại tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2.
"Một số nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của việc ngủ trưa ít hơn 30 phút đó là tăng sự tỉnh táo và khả năng vận động. Giấc ngủ ngắn kết thúc trước khi não bộ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Bước vào giai đoạn này, nếu con người không ngủ đủ giấc thì sẽ dẫn đến hiện tượng mệt mỏi sau khi ngủ, cơ thể cảm thấy chếnh choáng, mất phương hướng và thậm chí còn buồn ngủ hơn so với trước khi ngủ trưa", tiến sĩ Yamato nói.
Giấc ngủ trưa kéo dài có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh tiểu đường và hội chứng rối loạn chuyển hóa.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để hoạt động bình thường hoặc các tế bào không phản ứng với insulin. Điều này có nghĩa là glucose đọng trong máu và không được sử dụng như nhiên liệu tạo năng lượng cho cơ thể. Bệnh này thường đi cùng với triệu chứng béo phì và được chẩn đoán nhiều ở người lớn tuổi.
Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì có thể phòng ngừa bằng cách điều chỉnh lối sống của mình: ăn uống lành mạnh, ăn kiêng, giảm cân nếu đang thừa cân, duy trì trọng lượng khỏe mạnh, ngưng hút thuốc lá và tập thể dục thường xuyên.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.
