Người bị ung thư nên ăn và kiêng gì?
Nên ăn cá, thịt nạc, ưu tiên thịt trắng; tránh dùng đồ chế biến sẵn, hạn chế đường và ăn thịt đỏ.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, bệnh nhân ung thư cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối thành phần các nhóm chất: Đạm, béo, bột đường, vitamin và chất khoáng.
Thực tế, người bệnh ung thư thường bị thay đổi khẩu vị và chán ăn. Quá trình hóa trị, xạ trị cũng ảnh hưởng xấu lên mức độ tiếp nhận thức ăn của người bệnh. Nhiều bệnh nhân hạn chế một số loại thực phẩm hoặc chỉ ăn một số loại nhất định, phương pháp này chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ trong việc khống chế khối u hoặc kéo dài cuộc sống. Tất cả yếu tố này càng khiến người bệnh ung thư có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và suy kiệt hơn.
Nên thiết lập chế độ ăn cân bằng, tránh ăn theo kiểu "thái cực" dễ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. (Ảnh minh họa: terilynnhaass.com).
Tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến lộ trình điều trị bệnh, có trường hợp phải tạm dừng điều trị. Suy dinh dưỡng cũng làm giảm hiệu quả điều trị, chậm quá trình phục hồi của các tế bào bình thường sau mỗi đợt điều trị, tăng tác dụng phụ. Người bệnh cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng tỷ lệ biến chứng, làm giảm chất lượng sống và tử vong sớm hơn.
Bác sĩ Niên khuyên nên thiết lập chế độ ăn cân bằng, tránh ăn theo kiểu "thái cực" dễ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Ưu tiên chọn thịt nạc, cá, tránh đồ chế biến sẵn. Thịt, cá cung cấp các loại axit amin cần thiết, các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm. Lưu ý: Nên ăn các loại thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ.
Khẩu phần bệnh nhân ung thư nên hạn chế thực phẩm nhiều đường vì chứa nhiều calo nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Rau quả cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể nên cần tăng cường lượng rau quả chiếm khoảng nửa khẩu phần. Có thể dùng thêm các loại nước ép trái cây, rau quả nguyên chất.
Nhu cầu năng lượng khuyến nghị đối với người bệnh có thể trạng bình thường là 25-30 kcal/kg/ngày.
Đối với người bệnh ung thư thừa cân, béo phì nhu cầu năng lượng khuyến nghị cần tính theo cân nặng lý tưởng. Người bệnh suy kiệt nặng thì nên tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng thường có, sau đó nên tăng từ từ cho đến khi đạt được nhu cầu khuyến nghị theo cân nặng lý tưởng.
Bệnh nhân ung thư nên uống nhiều nước, uống từ từ từng ngụm nhỏ sẽ tốt hơn.
Gia đình nên động viên người bệnh cố gắng ăn dù không có cảm giác ngon miệng hay muốn ăn. Không đợi đến lúc đói mới ăn mà nên ăn vào thời gian nhất định trong ngày. Chia thành nhiều bữa thay vì chỉ 3 bữa chính. Có thể thêm gia vị, màu sắc vào bữa ăn để tăng độ ngon miệng.
Để hạn chế táo bón, nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm có nhiều chất xơ như rau, củ, trái cây. Khi bị tiêu chảy hay ói, cần uống bù nước mất. Nếu bị đau miệng, khô miệng nên chọn thức ăn mềm, dễ nuốt.
Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy sau hóa xạ trị cần bổ sung các thực phẩm giàu natri và kali như: chuối, cam, đào, nước ép mơ, khoai tây luộc,… Tránh các đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư nên uống nhiều nước, uống từ từ từng ngụm nhỏ, vì sẽ giúp hạn chế tình trạng khô miệng sau hóa, xạ trị.
Kết hợp ăn uống đầy đủ với đi lại vận động nhẹ nhàng, để quá trình tiêu hóa và trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.
