Người đàn ông Canada phá kỷ lục về tốc độ ăn loại ớt cay nhất thế giới

Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới hôm 26/9 cho biết công dân Canada Mike Jack đã ăn 50 quả ớt Carolina Reaper trong 6 phút 49,2 giây, theo tường thuật của báo The Guardian ngày 30/9. Carolina Reaper được xem là loại ớt cay nhất thế giới theo thang đo Scoville, với độ cay lên đến 1,64 triệu đơn vị nhiệt Scoville (SHU).

Đoạn video được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đăng tải trực tuyến cho thấy ông Jack đeo găng tay ngồi ăn ớt trước một chiếc quạt đang chạy, có lúc nhắm chặt mắt và thở dốc. Một số người đứng xung quanh cổ vũ ông, hô vang "Cố lên, Mike".


Ông Mike Jack ăn hết 50 quả ớt Carolina Reaper trong thời gian 6 phút 49,2 giây. (Ảnh: Guinness World Records).

Sau khi ông Jack ăn xong 50 quả ớt Carolina Reaper - tốc độ trung bình là 8 giây một quả - ông tiếp tục ăn thêm 85 quả nữa.

Tổng cộng, ông Jack đã ăn hết 135 quả ớt Carolina Reaper. Việc này giúp đưa ông vươn lên vị trí thứ hai trên League of Fire, bảng xếp hạng chuyên theo dõi số lượng ớt Carolina Reaper nhiều nhất mà một người có thể ăn một cách liên tục.

Nói về trải nghiệm của mình với Kỷ lục Guinness Thế giới, ông Jack cho biết: "Quả ớt đầu tiên là kinh khủng nhất".

"Cảm giác cay sốc từ quả đầu tiên rất mãnh liệt. Quả thứ hai có vẻ không đáng sợ như thế, nhưng mỗi quả sau đó lại càng ngày càng nóng hơn khi ớt chạm vào những vị trí mới trong miệng bạn", ông nói.

Mặc dù đã rèn luyện khả năng ăn cay trong hai thập niên qua, ông Jack cho biết ông vẫn cảm thấy khó chịu trong bụng.

"Tôi cảm thấy đau thắt. Cảm giác như có ai đó đang bóp và vặn xoắn ruột gan của tôi… Tâm trí bạn bảo bạn dừng lại nhưng bạn phải thuyết phục bản thân tiếp tục vượt qua", ông cho hay.

Ông Jack cũng nắm giữ một số kỷ lục khác, bao gồm uống hết một chai tương ớt trong thời gian ngắn nhất (8,56 giây) và uống hết 1 lít tương cà trong thời gian ngắn nhất (1 phút 5,56 giây).

Đầu năm nay, ông cũng phá kỷ lục thế giới về nụ hôn với ớt habanero lâu nhất sau khi ông và vợ cùng ăn một quả ớt habanero và hôn nhau trong 15 phút 6,5 giây.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Lạnh gáy" cuốn sách bị đồn đánh cắp linh hồn, ai đọc cũng... phát điên

Được viết năm 738, cuốn sách Necronomicon của Abduh Alhazred được cho là vô cùng nguy hiểm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc

Bất ngờ ghi lại được khoảnh khắc "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi

Một người đàn ông đã ghi lại khoảnh khắc phát hiện một "bóng ma" đi bên cạnh mình trên núi.

Đăng ngày: 03/04/2025
Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành đất nước giàu bậc nhất hành tinh?

Chỉ trong tầm 30 năm, Qatar đã từ một “làng chài” trở thành vương quốc giàu có tột bậc.

Đăng ngày: 03/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bình thường 100 năm trước nhưng lại trở nên lạ lùng ở hiện tại

Những điều bình thường 100 năm trước nhưng lại trở nên lạ lùng ở hiện tại

Con người là một loài không ngừng phát triển. Do đó cũng có rất nhiều xu hướng hay hành động bình thường trong quá khứ nhưng lại trở thành một điều vô cùng lạ thường ở thời điểm hiện tại.

Đăng ngày: 03/04/2025
Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein

Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News