Người đàn ông đột nhiên nói tiếng Pháp trôi chảy sau ca mổ não

Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật mạch máu não không suôn sẻ, người đàn ông Italy 50 tuổi không còn nói tiếng mẹ đẻ mà chuyển sang dùng tiếng Pháp.

Trước đó, bệnh nhân với biệt danh JC từng học tiếng Pháp ở trường nhưng không bao giờ thực hành. Ông cũng "không có sự gắn bó đặc biệt nào với văn hóa và ẩm thực Pháp". Thế nhưng, 4 năm sau ca phẫu thuật mạch máu não không suôn sẻ, JC dường như quên hết tiếng Italy và chỉ nói tiếng Pháp với trình độ không thua kém người bản địa. Các bác sĩ kết luận bệnh nhân mắc hội chứng ngoại ngữ cưỡng bức.

Người đàn ông đột nhiên nói tiếng Pháp trôi chảy sau ca mổ não
Sau ca phẫu thuật não không suôn sẻ, người đàn ông Italy bỗng nói được tiếng Pháp một cách trôi chảy. (Ảnh: AFP).

Theo L'Express, JC dùng tiếng Pháp vô cùng nhuần nhuyễn "với chất giọng tốt và tốc độ ấn tượng", mua đồ ăn Pháp, đọc tạp chí và sách Pháp. Mỗi buổi sáng, khi mở cửa sổ phòng riêng, ông hét lớn "Bonjour" (xin chào) và chẳng quan tâm nếu người đối diện không hiểu tiếng Pháp. Ngoài ra, JC còn không kiểm soát được số lượng đồ vật muốn mua. Ví dụ, ông chỉ cần 2 chiếc mắc áo nhưng lại đem về 70 cái. Tò mò trước trường hợp đặc biệt này, nhóm nhà khoa học từ Đại học Edingurgh (Anh) đã tìm gặp JC.

Trong báo cáo của mình, người đứng đầu công trình là nhà tâm lý học thần kinh Nicoletta Beschin cho biết JC vốn bị dị dạng mạch máu não. Ca phẫu thuật cách đây 4 năm gây tổn thương mạch máu của bệnh nhân, từ đó dẫn đến hội chứng ngoại ngữ cưỡng bức. Tình trạng này thường xảy ra do một cú sốc ở đầu hoặc trong phần não phụ trách ngôn ngữ. Tạp chí Sciences et Avenir giải thích: "Thứ tiếng đó như thể đã bị lãng quên trong thời gian dài rồi bất ngờ được kích hoạt, đi kèm với nhu cầu sử dụng để giao tiếp không thể kìm nén".

Hiện nay, khoảng 60 người trên thế giới mắc hội chứng ngoại ngữ cưỡng bức do chấn thương đầu. Các nhà khoa học lưu ý không nên nhầm lẫn hội chứng này với hội chứng âm điệu nước ngoài. Năm 2013, tai nạn ôtô đã khiến một phụ nữ Australia chuyển từ nói tiếng Anh bằng giọng Australia sang giọng Pháp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News