Người đàn ông không bị điện giật

Với những người bình thường, chỉ cần dòng điện khoảng 120V cũng đủ để gây chết người. Nhưng với ông Raj Mohan Nair thì dòng điện cao gấp 10 lần như vậy cũng không hề hấn gì.

>>> Video: Người đàn ông không bị điện giật

Ông Raj Mohan Nair đã được cả thế giới biết đến bởi khả năng phi thường là có thể cho dòng điện mạnh chạy qua người mà hoàn toàn không gặp vấn đề gì nguy hiểm đối với cơ thể. Với những người bình thường, chỉ dòng điện khoảng 120V qua cũng có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng, trong khi đó với ông Nair thì dòng điện dù lớn gấp 10 lần cũng đều bị vô hiệu hóa.

Nair có thể làm được những điều mà người bình thường không làm được. Ông có thể thắp sáng bóng đèn hay vận hành các thiết bị điện khác bằng cách cho dòng điện xoay chiều chạy qua người. Mặc dù kỳ tích của ông không được viết thành truyện như các siêu nhân trên truyện tranh, nhưng với khả năng phi thường đó, ông xứng đáng được gọi là một “siêu nhân”.

Lần đầu tiên ông phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình là khi mẹ ông qua đời lúc Nair mới 7 tuổi. Sau đó, do quá đau khổ nên ông đã tìm đến cái chết bằng cách dùng điện. Tuy nhiên, khi ông túm lấy dây điện để tự tử thì điều kỳ lạ xảy ra, cơ thể ông hoàn toàn miễn nhiễm với dòng điện. Ông nhận ra rằng, khả năng kỳ diệu đó chính là món quà mà Chúa ban tặng cho ông.

Kể từ đó, ông Nair nhiều lần khiến mọi người xung quanh phải sốc bởi khả năng miễn nhiễm điện. Ông Nair có thể kháng cự được dòng điện mạnh lên đến khoảng 1.200V. Kết quả thử nghiệm cho thấy ông Raj có thể chịu được cường độ dòng điện cao gấp 10 lần so với người bình thường.

Mặc dù đôi mắt của ông Nair có hơi lờ đờ khi dòng điện chạy qua người, nhưng điều đó không có nghĩa là đôi mắt của ông bị mù vĩnh viễn mà chỉ bị mù tạm thời.

Mặc dù có khả năng đặc biệt nhưng trường hợp của ông Nair không phải là trường hợp duy nhất trên thế giới có thể kháng cự được dòng điện chạy qua cơ thể. Một trường hợp khác cũng được biết đến ở Serbia là ông Slavisa Pajkic, người có thể cho dòng điện lớn chạy qua cơ thể mà cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, có một vài điểm khác biệt là ông Slavisa Pajkic không có tuyến mồ hôi và tuyến nước bọt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News