Người Hà Nội hít bụi mịn gấp 9 lần khuyến cáo

Trung bình mỗi năm, người dân Hà Nội hít thở một lượng bụi mịn PM2.5 cao gấp 9 lần mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Đây là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, tim mạch, đột quỵ.

Theo WHO, Việt Nam là quốc gia ô nhiễm không khí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và thứ 22 trên toàn thế giới. Thủ đô Hà Nội - thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng của nước ta, xếp thứ 8 về mức độ ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Trung bình mỗi năm, người Hà Nội hít thở một lượng bụi mịn PM2.5 cao gấp 9 lần mức khuyến cáo an toàn cho sức khỏe của WHO. Loại bụi này được coi là tử thần trong không khí, gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người dân.

Người Hà Nội hít bụi mịn gấp 9 lần khuyến cáo
Đường phố Hà Nội ngập chìm trong khói bụi. (Ảnh: Như Ý).

Số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và trung bình năm ở Thủ đô vượt quy chuẩn Việt Nam và gấp nhiều khuyến nghị của WHO. Hầu hết các quận nội thành và các huyện ở ngoại ô đều ghi nhận ô nhiễm bụi mịn, tập trung chủ yếu vào mùa đông khi điều kiện thời tiết bất lợi khiến bụi không thể khuếch tán.

Theo TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, trung bình cứ mỗi 7,5 phút lại có một người Việt Nam tử vong vì một căn bệnh do tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, ít nhất 70.000 người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí ở Việt Nam. “Con số này gần gấp đôi tổng số người tử vong ở Việt Nam trong suốt đại dịch COVID - 19. Vì vậy, chúng ta cần đối xử với ô nhiễm không khí như cách chúng ta đã đối xử với COVID-19 - coi đó như một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng”, TS Angela Pratt nói trong Ngày Môi trường Thế giới năm nay.

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng Đại diện Thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, ô nhiễm không khí không chỉ tác động đến sức khoẻ con người. Ước tính thiệt hại về kinh tế - xã hội do ô nhiễm không khí ở Việt Nam lên đến hơn 13 tỷ USD mỗi năm, chưa bao gồm chi phí xử lý trong tương lai. Con số này tương đương với 4% GDP của đất nước.

Khí thải bụi đường là thủ phạm lớn

Theo TS Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO, để giảm thiểu tác động của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ mọi người cần hành động ở nhiều mức độ khác nhau. Trong ngắn hạn, cần làm mọi thứ có thể để bảo vệ những người bị phơi nhiễm nhiều nhất và những người có nguy cơ nhất. Trong trung và dài hạn, cần giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ nhiên liệu hóa thạch, công nghiệp, đốt rác và đốt rơm rạ sau mùa vụ.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dẫn nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2021 cho thấy, nguồn phát thải bụi chính của Thủ đô đến từ các phương tiện giao thông đường bộ và nguồn bụi đường, tiếp đến là nguồn công nghiệp và nguồn đốt rơm rạ. UNDP cho rằng, giao thông, xây dựng, hoạt động trong ngành công nghiệp và nông nghiệp góp phần lớn gây ra ô nhiễm không khí. Ngoài ra, còn có khí thải từ làng nghề, khói của quá trình đốt rơm rạ tàn phá môi trường không khí.

Để cải thiện chất lượng không khí Thủ đô, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến 2035, nêu các chương trình ưu tiên hành động như rà soát và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý chất lượng không khí; giảm phát thải từ các nguồn chính từ giao thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội được đánh giá tác động đến sức khoẻ của tất cả người dân. Tuy nhiên, người già, trẻ em, những người mắc bệnh về hô hấp, tim mạch là đối tượng chịu tổn thương nghiêm trọng hơn.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thái Bình Dương có 3 cơn bão cùng lúc, trong đó 1 trận cuồng phong rất mạnh sắp tấn công quốc gia châu Á

Thái Bình Dương có 3 cơn bão cùng lúc, trong đó 1 trận cuồng phong rất mạnh sắp tấn công quốc gia châu Á

Ba cơn bão được đặt tên đang xoáy qua Bắc Thái Bình Dương, trong đó có 1 cơn dự kiến sẽ gây tác động nghiêm trọng khi đổ bộ, Washington Post (Mỹ) thông tin cách đây vài giờ.

Đăng ngày: 27/08/2024
Australia ghi nhận nhiệt độ mùa đông cao kỷ lục 41,6 độ C

Australia ghi nhận nhiệt độ mùa đông cao kỷ lục 41,6 độ C

Australia ghi nhận nhiệt độ mùa đông cao kỷ lục với mức nhiệt lên tới 41,6 độ C ở khu vực bờ biển phía tây bắc của nước này.

Đăng ngày: 27/08/2024
Loại keo siêu chống cháy cho công trình, làm từ bột có trong tã lót

Loại keo siêu chống cháy cho công trình, làm từ bột có trong tã lót

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã tạo ra một loại keo mang lại khả năng phòng thủ đáng kinh ngạc cho công trình trước các đám cháy.

Đăng ngày: 27/08/2024
Biến vỏ hàu thành

Biến vỏ hàu thành "món hời" trị giá 6 triệu USD/năm

Một người đàn ông nghĩ ra cách dùng hàng trăm tấn vỏ hàu vứt đi để tạo thu nhập 6 triệu USD/năm.

Đăng ngày: 26/08/2024
Băng tan ở Nam Cực có thể không gây ngập lụt toàn cầu như dự đoán

Băng tan ở Nam Cực có thể không gây ngập lụt toàn cầu như dự đoán

Nghiên cứu mới từ Đại học Dartmouth cho thấy sông băng Thwaites ở Nam Cực có thể không sụp đổ như lo ngại trước đây.

Đăng ngày: 26/08/2024
Hiện tượng sấm ầm ì dồn dập kéo dài ở Hà Nội trong vài ngày gần đây là do đâu?

Hiện tượng sấm ầm ì dồn dập kéo dài ở Hà Nội trong vài ngày gần đây là do đâu?

Những tiếng sấm dồn dập, liên tục, kéo dài hàng chục phút, thậm chí 1 - 2 giờ đồng hồ ở Hà Nội trong mấy ngày gần đây có thể được giải thích thế nào?

Đăng ngày: 26/08/2024
Núi lửa Iceland phun dung nham đỏ rực một góc trời

Núi lửa Iceland phun dung nham đỏ rực một góc trời

Ngọn núi lửa trên bán đảo Reykjanes, tây nam Iceland, phun dung nham đỏ rực, lần phun trào thứ sáu kể từ tháng 12-2023.

Đăng ngày: 24/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News