Người Hy Lạp tính toán thế nào vào năm 100 trước công nguyên

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng một tạo tác của công nghệ thời Hy lạp cổ được gọi là Antikythera Mechanism, các nhà khoa học đã phát hiện rằng thiết bị này không chỉ dự đoán nhật thực mà còn sắp xếp lịch theo chu kỳ 4 năm của Olympiad, tiền thân của đại hội thể thao Olympic ngày nay.

Phát hiện mới, được công bố hôm thứ 4 trên tạp chí Nature, cũng cho thấy rằng ý tưởng của cỗ máy bắt nguồn từ thuộc địa của Corinth, có thể là Syracuse, trên Sicily. Các nhà khoa học cho biết điều này ám chỉ mối liên hệ với Ac-xi-met

Ac-xi-met, sống tại Syracuse và mất năm 212 trước công nguyên, đã phát minh ra mô hình vũ trụ tính toán sự vận động của mặt trăng và các hành tinh; ông đã viết rất nhiều bản thảo về kỹ thuật thiên văn. Một số bằng chứng trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa thiết bị bánh răng và mặt đồng hồ phức tạp với hòn đảo của Rhodes và nhà thiên văn học Hipparchos, người đã thực hiện những nghiên cứu về những điều trái quy luật về hành trình quỹ đạo của mặt trăng.

Antikythera Mechanism, đôi khi được gọi là phiên bản máy tính đầu tiên, được phục hồi hơn một thế kỷ trước từ đống đổ nát của con tàu chìm tại hòn đảo nhỏ bé Antikythera, phía Bắc Crete. Nghiên cứu trước đây cho thấy thiết bị này có thể được chế tạo vào khoảng thời gian từ năm140 đến năm 100 trước công nguyên.

Chỉ đến nay, khi áp dụng hệ thống hình ảnh độ phân giải cao và phương pháp rọi tia X ba chiều, các chuyên gia mới giải mã được câu chữ viết trên thiết bị và khôi phục chức năng của các bánh răng đồng trên cỗ máy. Nghiên cứu gần đây nhất đã tiết lộ chi tiết mặt đồng hồ ở mặt sau của công cụ, bao gồm tên của 12 tháng và lịch cổ xưa.

Trong bài báo, nhóm nghiên cứu do nhà toán học kiêm nhà làm phim Tony Freeth chỉ đạo, thuộc Dự án nghiên cứu Antikythera Mechanism, tại Cardiff, xứ Wales cho biết: điều hết sức bất ngờ là tên các tháng “có nguồn gốc Corinh”, điều này cho thấy đó là “di sản của Ac-xi-met”.
 

Người Hy Lạp tính toán thế nào vào năm 100 trước công nguyên
Mảnh vỡ của Antikythera Mechanism, một cỗ máy thiên văn cổ được người Hy lạp chế tạo năm 80 trước công nguyên. Nó được các thợ lặn phát hiện trên một xác tàu đắm năm 1900, các học giả vẫn chưa hiểu rõ chức năng chính xác của thiết bị.

 

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không có bất kỳ tên tháng trên lịch Metonic được biết đến trước đây. Loại lịch này, cũng như các kiến thức khác được trình bày trên cỗ máy, minh họa ảnh hưởng của thiên văn học Babylon đối với người Hy Lạp. Nó được người Babylon sử dụng từ đầu thế kỷ thứ năm trước công nguyên.

Tiến sĩ Freeth, cộng tác viên của công ty Images First Ltd., tại London, giải thích trong thư điện tử rằng lịch Metonic được thiết kế để điều hòa độ dài của tháng âm lịch với năm dương lịch. 12 tháng âm lịch thiếu mất 11 ngày trong một năm, nhưng 235 tháng âm lịch thì vừa khớp với 19 năm.

Tiến sĩ Freeth cho biết: “Từ đây, hoàn toàn có khả năng xây dựng lịch toán học giữ được sự đồng bộ hóa với cả mặt trời và mặt trăng”.

Mối liên hệ của thiết bị với Corithians là điều hoàn toàn ngoài mong đợi, các nhà nghiên cứu cho biết, vì các hàng hóa khác trên con tàu đắm có vẻ như có nguồn gốc từ miền Đông Địa Trung Hải, những địa danh như Kos, Rhodes và Pergamon. Những tháng được khắc trên công cụ này hoàn toàn khớp với những tháng trên lịch từ Illyria và Epirus ở Tây Bắc Hy Lạp và hòn đảo Corfu. 7 tháng trong số đó cho thấy mối liên hệ với Syracuse.

Các văn tự khắc cũng chỉ ra rằng một trong những mặt đồng hồ của thiết bị được sử dụng để ghi thời gian đại hội thể thao pan-Hellenic, có chu kỳ 4 năm, được người Hy Lạp coi là “khung cơ bản cho niên đại học”.

Tiến sĩ Freeth cho biết: “Cỗ máy này vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn”. Các nhà khoa học và các sử gia cho biết một trong những câu hỏi lớn chưa có lời đáp đó là vai trò của thiết bị đối với sự phát triển công nghệ của Hy Lạp. Một số trich dẫn của các thiết bị tương tự xuất hiện trong văn học cổ đại, bao gồm bản mô tả của Cicero về một thiết bị do Ac-xi-met chế tạo. Nhưng cỗ máy, được vớt lên năm 1901, là tạo tác duy nhất còn sót lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản sẽ chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Nhật Bản được cho là đang trở lại nhóm cường quốc về siêu máy tính khi mới đây Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ chi 173 triệu đô để chế tạo một siêu máy tính có khả năng thực hiện 130 triệu tỉ phép tính mỗi giây (130 petaflops).

Đăng ngày: 27/11/2016
Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Năm 2016: Hơn một nửa dân số thế giới vẫn chưa có internet

Theo báo cáo mới nhất năm 2016 được Liên minh viễn thông thế giới (ITU) vừa công bố, có 47,1% dân số thế giới đã được tiếp cận internet, tăng từ mức 43% của năm 2015.

Đăng ngày: 24/11/2016
Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc chế tạo siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống siêu máy tính có khả năng thực hiện hơn một tỷ tỷ phép tính mỗi giây, nhanh gấp 10 lần máy tính nhanh nhất thế giới hiện nay.

Đăng ngày: 03/11/2016
Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Những con virus máy tính nguy hiểm nhất thời đại

Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày virus máy tính đầu tiên xuất hiện, đã có nhiều virus mới ra đời nhưng điển hình trong số này chỉ có 13 loại virus nguy hiểm nhất và gây ra thiệt hại ở mức cao nhất.

Đăng ngày: 28/10/2016
Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ khổ sở khó tin của những tín đồ công nghệ

Quá khứ huy hoàng và những nỗi khổ của các tín đồ công nghệ mà thế hệ 10x ngày nay sẽ không thể nào tưởng tượng ra nổi.

Đăng ngày: 17/10/2016
Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Hướng dẫn sử dụng máy tính để thực hiện nhiệm vụ in và scan

Trong nhiều trường hợp, máy tính và Internet có thể giảm được số lượng lớn giấy tờ mà chúng ta cần phải sử dụng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy, đôi khi sử dụng giấy mực trong một số trường hợp giúp thuận tiện hơn nhiều.

Đăng ngày: 05/10/2016
Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Ngôn ngữ lập trình mới do MIT tạo ra có thể giúp chương trình chạy nhanh gấp 4 lần

Việc này đặc biệt có ích khi một chương trình phải xử lý song song các khối dữ liệu khổng lồ mà không làm tốc độ thực thi chậm hơn.

Đăng ngày: 01/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News