Người mắc bệnh viêm gan B không nên ăn gì?
Bệnh viêm gan B đang có xu hướng gia tăng. Vậy khi bị viêm gan B, người bệnh nên kiêng kị những loại thực phẩm sau.
Người mắc bệnh viêm gan B không cần thiết phải kiêng khem quá mức, ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa, tăng cường lượng rau củ quả trong bữa ăn. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng kị trong ăn uống với những nhóm thực phẩm sau vì chúng gây nhiều tổn hại đến gan.
Tôm
Người bệnh viêm gan B không nên ăn tôm bởi tôm giàu đạm, hàm lượng cholesterol lại cao. Tôm có thể có tác dụng bổ thận tráng dương, tốt cho sức khỏe của người bình thường nhưng với người viêm gan B thì đó là thực phẩm hoàn toàn không nên dùng.
Thịt dê
Thịt dê cũng là một trong số những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng hoàn toàn không phù hợp với người viêm gan B. Do thịt dê có hàm lượng protein và lipit cao. Nếu người viêm gan ăn nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất cũng như đào thải các chất độc.
Măng, hành, hẹ
Đây là những thực phẩm có nhiều xơ, dai, dạ dày khó tiêu hoá và chuyển hoá ở gan. Ở những người viêm gan, xơ gan tĩnh mạch, đường tiêu hoá ở cuối dạ dày bị giãn nở, nếu ăn nhiều chất xơ và khó tiêu sẽ không có lợi.
Người bị viêm gan B nên kiêng ăn măng. (Ảnh minh họa).
Nhân sâm
Nếu dùng nhân sâm, người viêm gan B có thể bị xuất huyết trong cơ thể. Do nhân sâm có tác dụng tăng nhiệt giảm âm. Tuy nhiên, người viêm gan lại có xu hướng âm suy hoả vượng như miệng khô, bí đại tiện, thấp nhiệt, mắt đỏ... Nếu dùng sâm sẽ làm người viêm gan B âm càng suy, dẫn đến xuất huyết trong cơ thể.
Tỏi, gừng
Cả tỏi và gừng đều thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong 2 loại này đều có chứa volatile. Chất này sẽ làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, dẫn tới thiếu máu. Vì vậy, cả tổ và gừng đều bất lợi với người viêm gan.
Phủ tạng động vật như óc, tim, gan, lòng heo là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, người đang mắc bệnh viêm gan B thì nên cẩn thận với chúng vì chúng luôn chứa nhiều cholesterol do đó chúng khiến cho sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn đến không tiêu hóa hết các chất béo trong thực phẩm, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tinh lọc của gan.
Tỏi, gừng là một trong những thực phẩm người bệnh viêm gan B cần kiêng kị trong ăn uống. (Ảnh minh họa).
Lòng đỏ trứng
Cũng như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol nên mỗi tuần người bệnh chỉ nên ăn 1-2 quả. Hoặc sử dụng lòng trắng trứng như một liệu pháp thay thế.
Các món chiên rán, mỡ động vật
Đây là những thức ăn có lượng chất béo bão hòa dễ gây tình trạng béo phì cũng như gây nhiễm mỡ cho gan. Người bệnh nên ăn hạn chế trong khẩu phần ăn của mình để có một lá gan khỏe mạnh
Rượu bia và chất kích thích
Tuyệt đối bỏ các thức uống có cồn (rượu, bia) và các chất kích thích để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục. Đây là các tác nhân hàng đầu gây tổn hại tế bào gan của bệnh nhân. Thực hiện theo những chỉ dẫn trên đây, những người bệnh đã tìm ra cho mình hướng giải quyết vấn đề viêm gan B để có một cơ thể khỏe mạnh và một cuộc sống hạnh phúc.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết
Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo
Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?
