Người Nhật lo sợ “sóng thần đen” sắp ập tới

Một trận động đất lớn có thể xảy ra ở Bồn trũng Nam Hải (Nankai trough), gây ra sóng thần đen ở vịnh Tosa thuộc tỉnh Kochi, có khả năng cao hơn so với dự kiến của chính phủ Nhật.

Thông tin trên căn cứ vào nghiên cứu mới đây của một nhóm nhà khoa học tại các trường đại học Tohoku, Kansai và các viện nghiên cứu khác. Nhóm nghiên cứu đã trình bày những phát hiện tại cuộc họp của Liên hiệp Khoa học Địa chất Nhật Bản ở Chiba hôm 29/5.

Trong trận động đất lớn ở miền Đông Nhật Bản năm 2011, người ta nói rằng một trận "sóng thần đen" tràn ngập các vịnh và cửa sông ở tỉnh Miyagi và Iwate, gây ra thiệt hại lớn hơn so với một trận sóng thần thông thường. Dựa vào những phát hiện liên quan đến Bồn trũng Nam Hải, tâm của nó có thể là ở các khu vực ngoài khơi từ vùng Tokai đến vùng Kyushu, có thể sẽ phải tăng cường các biện pháp ứng phó thảm họa.


"Sóng thần đen" tấn công Miyako, tỉnh Iwate vào tháng 3/2011. (Ảnh: CHÍNH QUYỀN TP MIYAKO).

"Sóng thần đen" sẽ mang theo trầm tích được tích tụ dưới đáy biển cùng những thứ khác, có khả năng xảy ra tại các địa điểm như bến cảng và cửa sông, nơi tích tụ trầm tích. Trận sóng thần như thế sẽ có sức tàn phá mạnh hơn sóng thần chủ yếu là nước biển.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán bằng máy tính lượng trầm tích chứa trong "sóng thần đen" dựa trên các trường hợp từng xảy ra tại vịnh Kesennuma ở tỉnh Miyagi. Khi đó, Miyagi bị một sóng thần dâng cao khoảng 10m tấn công trong trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản hồi năm 2011.

Sau khi mô phỏng làm thế nào trầm tích di chuyển từ vịnh Tosa trong trận động đất ở Bồn trũng Nam Hải, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trầm tích, sâu tới 10m, sẽ bị cuốn lên gần cửa sông và đổ vào bờ biển cùng với sóng thần.


Cách hình thành sóng thần đen. (Ảnh: YOMIURI SHIMBUN).

Hiện tượng trầm tích đột ngột bị cuốn khỏi đáy đại dương sẽ làm cho khu vực đó sâu hơn, khiến một lượng lớn nước biển đổ vào, do đó làm cho sóng thần cuốn theo trầm tích có quy mô lớn hơn nữa.

Theo mô phỏng của nhóm nghiên cứu, sóng thần được dự đoán cao khoảng 13m gần cửa sông Monobegawa chảy qua Nankoku và Konan ở tỉnh Kochi - cao hơn khoảng 2m so với con số mà chính phủ dự kiến. Sóng thần sẽ cao khoảng 12m ở gần cửa sông Niodogawa ở TP Kochi, tức cao hơn 1m so với dự báo của chính phủ.

Người ta sợ rằng các khu vực trung tâm TP Kochi có thể chịu thiệt hại nặng nề hơn so với dự đoán của chính phủ. Makoto Okamura, giáo sư danh dự về địa chất động đất tại Trường Đại học Kochi, cho biết: "Trầm tích đáy biển được phát hiện từ các trận động đất ở Bồn trũng Nam Hải trước đây. Tác động của sóng thần đen cần phải được xem xét".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News