Người phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Ấn Độ

Cách đây 30 năm, Ấn Độ lần đầu tiên phát hiện virus HIV tại nước này sau khi xét nghiệm mẫu máu của 6 gái mại dâm. Đó là nhờ những nỗ lực của một nhà khoa học trẻ, nhưng cho đến nay, công trình tiên phong này dường như đã bị lãng quên.

Cuối năm 1985, khi lần đầu tiên được đề nghị thực hiện đề tài sàng lọc người nhiễm HIV/AIDS, sinh viên ngành vi sinh học tại trường đại học y khoa Chennai Sellappan Nirmala cảm thấy ngần ngại. Ý tưởng này là của giáo sư cố vấn Suniti Solomon, khi Nirmala đang tìm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.

Các trường hợp nhiễm AIDS được phát hiện tại Mỹ từ năm 1982, song các nhà chức trách y tế ở Ấn Độ cho rằng, căn bệnh này chưa thể đến Ấn Độ. Vào thời điểm đó, ý tưởng sàng lọc người nhiễm HIV/AIDS được coi là "không tưởng". Báo chí lúc đó viết rằng, HIV là một căn bệnh "đồi trụy phương Tây". Một số tờ báo thậm chí còn dự đoán rằng, đến lúc căn bệnh này đến Ấn Độ thì người Mỹ đã tìm ra cách chữa trị nó.

Ngoài ra, thành phố Chennai và khu vực Tamil Nadu lân cận được coi là đặc biệt truyền thống. Hàng trăm mẫu máu thu thập từ thành phố Mumbai hiện đại hơn rất nhiều đều cho kết quả âm tính. Bà Nirmala miễn cưỡng khi thực hiện đề tài này, song bác sĩ Solomon thuyết phục bà tiến hành.

Người phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Ấn Độ
Bà Nirmala (phải) và giáo sư Solomon. (Ảnh: BBC).

Bà Nirmala sẽ thu thập 200 mẫu máu từ các nhóm người có nguy cơ cao như gái mại dâm, người đồng tính nam và sinh viên châu Phi. Công việc này không hề dễ dàng. Không giống như Mumbai, New Delhi và Calcutta có quận đèn đỏ nổi tiếng, gái mại dâm ở Chennai không hoạt động ở một nơi cố định. Vì vậy, bà thường xuyên tới Bệnh viện Madras, nơi phụ nữ điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bà Nirmala cũng đến các nhà tạm giam, nơi gái mại dâm bị giam giữ nếu bị bắt. Trong hơn 3 tháng, bà thu thập được hơn 80 mẫu máu.

Bác sĩ Solomon lập một phòng thí nghiệm nhỏ tạm thời và giúp bà Nirmala tách huyết thanh từ các mẫu máu. Để lưu trữ máu, bà Nirmala phải giữ chúng trong tủ lạnh nhà mình. Vì không có cơ sở xét nghiệm ở Chennai, bác sĩ Solomon gửi các mẫu máu đến phòng xét nghiệm Đại học Y Christian (CMC) ở Vellore, cách Chennai 200km. Trong qua trình xét nghiệm, bà Nirmala và các đồng nghiệp phát hiện 6 trong số các mẫu máu chuyển sang màu vàng - tức là dương tính với HIV.

Ngay lập tức, bà Nirmala trở về Chennai thu thập mẫu máu của 6 phụ nữ này một lần nữa và gửi đến Mỹ xét nghiệm. Tất cả đều cho kết quả dương tính. Tin tức virus HIV chết người đã thực sự đến Ấn Độ được chuyển đến Hội đồng nghiên cứu y khoa và Thủ tướng Rajiv Gandhi. Các nhà chức trách bắt đầu cuộc chạy đua ngăn chặn dịch bệnh. Tuy nhiên, HIV-AIDS đã trở thành đại dịch ở Ấn Độ sau đó. Hiện Ấn Độ có hơn 2,1 triệu người nhiễm HIV.

Tháng 3/1987, sau khi tốt nghiệp, bà Nirmala tham gia chương trình sản xuất vaccine tại Viện Y tế dự phòng Chennai cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2010. 30 năm sau, công trình mang tính đột phá giúp xác nhận sự hiện diện của HIV-AIDS tại Ấn Độ dường như đã bị lãng quên. Khi được hỏi có bao giờ bà cảm thấy hụt hẫng khi không được công nhận xứng đáng, bà Nirmala cho biết rất hạnh phúc khi làm điều gì đó giúp ích cho xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức vừa công bố danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Đăng ngày: 22/11/2016
Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Phi hành gia Peggy Whitson thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất trong lịch sử từng có mặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất rạng sáng 18/11 (giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 21/11/2016
Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Cô bé 15 tuổi này rất có thể sẽ là người đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa

Đa số những cô bé cậu bé 15 tuổi dù tò mò đến mấy nhưng cũng không hề ước mơ và thực sự thực hiện ước mơ sẽ đặt chân lên một hành tinh khác, nhưng cô bé Alyssa Carson lại không như vậy

Đăng ngày: 18/11/2016
Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

Nhà khoa học Việt Nam duy nhất gặp “bộ tộc tiên tri” huyền bí

GS. Võ Quý cùng những người bạn phải leo núi suốt hai ngày liền mới đến được bộ tộc được cho là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh cổ nhất Nam Mỹ.

Đăng ngày: 04/11/2016
Những phát minh làm rạng danh người Việt

Những phát minh làm rạng danh người Việt

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới luôn mang lại niềm tự hào cho dân tộc bằng nhiều phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn với nhân loại.

Đăng ngày: 02/11/2016
Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Gặp chàng trai 9X có 15 công bố khoa học quốc tế

Vừa tròn 26 tuổi với 15 công bố quốc tế ISI, Trần Quốc Quân có lẽ đang giữ kỷ lục của Việt Nam về số công bố quốc tế ở độ tuổi của mình.

Đăng ngày: 31/10/2016
Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Những nữ khoa học vô danh góp phần thay đổi thế giới

Ngoại trừ Marie Curie, bạn có thể kể thêm được bao nhiêu cái tên của các nữ khoa học khác? Cùng điểm lại một vài nhà khoa học nữ ít được biết đến, đã có công góp phần trực tiếp vào thành tựu của nền khoa học thế giới cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 21/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News