"Người rừng mới" 20 năm sống đơn độc giữa rừng sâu

Rời bản làng, ông Hồ Văn Châu lên núi dựng chòi sống suốt 20 năm lẻ loi giữa rừng sâu lưng chừng núi Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi).


Quần thể khu sinh thái Cà Đam, huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi) - nơi ông Hồ Văn Châu (68 tuổi, ngụ thôn Tang, xã Trà Bùi) dựng chòi sống lẻ loi giữa rừng sâu suốt 20 năm qua.


Căn chòi của ông Châu nằm giữa rừng sâu ở thôn Tang, xã Trà Bùi. Theo người dân địa phương, 20 năm trước, người đàn ông này rời làng vào rừng dựng chòi sinh sống mãi cho đến nay.


Ông Châu là người đồng bào dân tộc Cor nhưng biết được ba ngôn ngữ: Kinh, H're và Cor. "Tôi sống ở rừng quen rồi nên ở làng đông đúc ồn ào không chịu được. Từ ngày vào đây, tôi dựng tổng cộng 5 cái chòi trên núi để ở, trong đó chủ yếu là lợp bằng lá sộp, mây, lồ ô... Hai năm trước, dân làng hỗ trợ vài tấm tôn để tôi làm lại chòi thứ 5 này để ở đến nay", ông Châu nói.


Tận dụng thế núi tự nhiên, ông dựng chòi theo kiểu nhà sàn tựa trên ba tảng đá vững chãi. Gian bếp được ông bố trí trên tảng đá bằng phẳng vừa để nấu ăn, nước chè để uống vừa là nơi ngủ bên bếp lửa ấm áp về đêm.


Thương hoàn cảnh neo đơn của ông Châu, năm 2016, dân làng phát rẫy, tỉa lúa hay tặng một số giống rau giúp ông có thêm lương thực để sống giữa núi rừng.


Mùa thu hoạch, ông tuốt lúa bằng đôi bàn tay sau đó mang về "mái ấm" của mình để trên giàn bếp sấy khô, dự trữ ăn dần.


Ông đục đẽo cây rừng làm chày, cối giã lúa thành gạo để nấu ăn.


Ngoài ra, người đàn ông đặc biệt này còn nghĩ cách dùng thân cây lồ ô, một số loại dây rừng làm bẫy thú để cải thiện bữa ăn và lấy mật làm thuốc chữa bệnh để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt giữa vùng sâu.


Khu rẫy xung quanh căn chòi, ông Châu trồng nhiều loại rau lang, khoai mì, gừng, nghệ, ớt, quế, bầu bí, chuối... và nhiều loại cây mai gan dùng làm thuốc chữa bệnh, giải độc.


Hàng ngày, ông Châu chỉ ăn hai bữa chủ yếu là cơm gạo rẫy và rau rừng. Để có nguồn nước uống, nấu ăn, tắm rửa hàng ngày, ông dùng ống lồ ô kết nối làm máng dẫn nước từ suối về trước căn chòi sử dụng.


Ngược xuôi với cuộc sống hoang dã, đôi bàn chân ông Châu chai sần, lúc nào cũng lấm lem bùn đất.


Về đêm, ông ngủ bên gian bếp chật hẹp của căn chòi.


Để chống chọi với tiết trời giá lạnh mùa đông giữa rừng sâu, ông Châu tích trữ thuốc lá, ớt và cây long pot (mỗi khúc củi long pot bằng sải tay có thể giữ lửa âm ỉ đến 3 đêm mà không tắt) vừa giữ lửa vừa sưởi ấm.


Ông Châu cho rằng, niềm vui lớn nhất là thỉnh thoảng dân làng lên rừng thăm hỏi trò chuyện vui vẻ và hỗ trợ cho mình muối, bột ngọt, quần áo...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Đăng ngày: 10/02/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 10/02/2025
Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn

Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 06/02/2025
Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.

Đăng ngày: 04/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News