Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?

Thảm cỏ nhân tạo hiện phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên một điều ít ai để ý là xử lý những thảm cỏ hư hỏng, hết đát ra sao để không hại đến môi trường?

Trong khi đó, một trong các thành phần của thảm cỏ nhân tạo là những miếng cao su li ti có khả năng tồn tại hàng trăm năm, có thể hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm giảm độ màu mỡ của đất...

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?
Cỏ nhân tạo trong một sân vận động tại Mỹ - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Nhà sản xuất cũng "né"

Khoảng 30 năm trước, nước Mỹ đau đầu với phương pháp tái chế các vỏ xe đã qua sử dụng với hàng triệu chiếc ngoài tự nhiên, có cả ở những nơi xa xôi như hẻm núi, vực sâu, rừng rậm.

Lúc này, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) bắt đầu vào cuộc nghiên cứu hướng tái chế vỏ xe đã qua sử dụng.

Một hướng mới và tiềm năng nổi lên là nghiền nhỏ vỏ xe làm thành các thảm cỏ nhân tạo, từ đó tạo nên một cuộc cách mạng cho hoạt động thể dục thể thao trên toàn thế giới. 

Với những ưu điểm như không tốn thuốc trừ sâu, phân bón hay cắt tỉa hằng ngày; thời gian sử dụng dài (trung bình từ 8-10 năm), ngày nay cỏ nhân tạo được dùng rộng rãi nhiều nơi, trong đó có Việt Nam, không chỉ cho các hoạt động thể thao mà còn dùng trang trí hay làm "nhà" cho thú cưng.

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?
Các thảm cỏ nhân tạo đã qua sử dụng ở Franklin, Massachusetts - (Ảnh: BOSTONGLOBE).

Theo Hiệp hội cỏ nhân tạo Mỹ, số lượng sân thể thao cỏ nhân tạo ở nước này hiện vào khoảng 12.000-13.000 sân, với mức tăng 1.200-1.500 sân mới mỗi năm. Và hàng năm lại có 750 sân cần phải thay mới thảm cỏ nhân tạo, tốn khoảng 330 triệu bảng Anh. 

Với số lượng nhiều như thế, việc tái chế các thảm cỏ nhân tạo đang là bài toán nan giải. Theo The Atlantic, cả 7 doanh nghiệp sản xuất cỏ nhân tạo lớn nhất ở Mỹ khi được nhóm nghiên cứu đặt câu hỏi về cách thức xử lý số cỏ hư hỏng đều từ chối trả lời.

Chỉ có thể… vứt bỏ

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?
Những thảm cỏ nhân tạo bỏ đi có thể gây nguy hại cho hệ sinh thái - (Ảnh: DENNIS ANDERSEN).

Hiện tại chỉ có một cách xử lý cỏ nhân tạo là… vứt bỏ. 

Vào tháng 7-2018, người dân ở hạt Montgomery (bang Albama, Mỹ) phát hiện xe chở rác địa phương đem bỏ các thảm cỏ nhân tạo cũ tại một công viên cách đó hơn 70km. 

Một năm sau, khu công viên này chứa đầy cỏ nhân tạo cũ và những miếng cao su li ti vương vãi khắp các gốc cây.

Ở thị trấn Franklin, bang Massachusetts, khu tập kết rác thải cỏ nhân tạo nằm gần khu vực đầm lầy, cũng là nguồn nước cho thị trấn, đặt ra những mối quan ngại về sức khỏe trong vùng.

Trong khi đó, California hiện chiếm khoảng 10% lượng cỏ nhân tạo ở Mỹ. Dù là một trong những địa phương tiên phong trong các chiến dịch tái chế, California cũng đau đầu với việc làm gì với số cỏ nhân tạo bỏ đi.

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?
Những miếng cao su nhỏ rất khó phân hủy trong các thảm cỏ nhân tạo - (Ảnh: BONSTONGLOBE).

Theo nghiên cứu của tổ chức FairWarning, loại rác thải này có khả năng tồn tại hàng trăm năm. Khi bị đổ ra đất, những miếng cao su li ti trong lớp cỏ nhân tạo có thể hạn chế sự sinh trưởng của cây trồng, làm giảm độ màu mỡ của đất.

Hiện tại, một trong các hướng xử lý thảm cỏ nhân tạo là tách biệt các thành phần trong chúng (nhựa, cát, sỏi…) ra và tái chế từng loại. Tuy nhiên, quá trình phân loại này rất tốn kém và người ta vẫn chưa biết sẽ dùng những miếng cao su nghiền nhỏ này để làm gì.

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?
Rác thải cỏ nhân tạo ở Maryland, Mỹ - (Ảnh: AMANDA FARBER).

Dennis Andersen - giám đốc công ty tái chế Re-Match ở Đan Mạch - cho biết nhóm đang xây dựng một nhà máy đặc biệt có thể tái chế các thảm cỏ nhân tạo thành một loại nguyên liệu hữu ích. Theo Andersen, hướng đi này có thể tái chế đến 99% lượng rác thải này, tuy nhiên hiện chưa thể tiết lộ vì lý do kinh doanh.

Trong khi đó, Mary Lehman - thành viên hội đồng lập pháp bang Maryland - cho biết đang vận động để đưa vấn đề quản lý cỏ nhân tạo vào các điều khoản luật môi trường của bang, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ xử lý loại rác này sau khi không còn sử dụng.

Mary Lehman cho biết có thể sẽ giao trách nhiệm này cho các nhà sản xuất. "Không thể không có người chịu trách nhiệm vấn đề này", Mary Lehman nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ sư tên lửa:

Kỹ sư tên lửa: "Nỏ thần" An Dương Vương hoạt động giống tên lửa container?

Đầu tháng 12 vừa qua, kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh đã gửi tờ khai đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) để đăng ký phát minh sáng chế mang tên: “Nỏ bắn nhiều tên, lực nỏ tác dụng vào ống tên, trong ống có nhiều mũi tên nhỏ”.

Đăng ngày: 24/12/2019
A-GPS là gì? Nó hoạt động như thế nào?

A-GPS là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Assisted GPS or Augmented GPS (thường được viết tắt là A-GPS hoặc aGPS) là một hệ thống để giúp giảm thời gian khởi động và bắt đầu định vị của thiết bị GPS.

Đăng ngày: 24/12/2019
Phát hiện chưa từng có bên trong lõi Trái đất

Phát hiện chưa từng có bên trong lõi Trái đất

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một lớp sắt tuyết được hình thành và tích tụ lõi bên trong của Trái đất.

Đăng ngày: 24/12/2019
Khoa học chứng minh: Người hay “cà khịa” thực ra rất thông minh, quyến rũ và thành đạt!

Khoa học chứng minh: Người hay “cà khịa” thực ra rất thông minh, quyến rũ và thành đạt!

Hóa ra, cà khịa là nghệ thuật, còn người biết cà khịa chính là nghệ sĩ.

Đăng ngày: 24/12/2019
Năng lượng hợp hạch là gì mà tỷ phú Jeff Bezos đầu tư cả triệu USD vào công nghệ này?

Năng lượng hợp hạch là gì mà tỷ phú Jeff Bezos đầu tư cả triệu USD vào công nghệ này?

Liệu đây có phải câu trả lời cho khủng hoảng năng lượng thế giới chắc chắn sẽ diễn ra?

Đăng ngày: 22/12/2019
Khám phá mới thay đổi cách hiểu về nguồn gốc của những bức tượng bí ẩn trên đảo Phục Sinh

Khám phá mới thay đổi cách hiểu về nguồn gốc của những bức tượng bí ẩn trên đảo Phục Sinh

Trong hàng trăm năm, họ đứng nhìn trong im lặng: “Moai”, một liên minh bí ẩn gồm gần 1.000 bức tượng nguyên khối được chạm khắc, được dựng lên trên khung cảnh biệt lập của Đảo Phục Sinh (Rapa Nui).

Đăng ngày: 22/12/2019
Mẫu nước 2 tỷ năm tuổi có thể chứa sinh vật

Mẫu nước 2 tỷ năm tuổi có thể chứa sinh vật

Các nhà khoa học phát hiện những cấu trúc giống vi sinh vật trong mẫu nước lấy từ độ sâu 3,2 km dưới mỏ vàng ở tỉnh Free State.

Đăng ngày: 22/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News