Người uống rượu bị đỏ mặt nên cẩn trọng

Đỏ mặt khi uống rượu, bia là phản ứng xảy ra với khá nhiều người. Và hầu như tất cả mọi người đều có đó là hiện tượng bình thường mà không biết rằng những người thường bị đỏ mặt sau uống rượu, bia có nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như bệnh gan, huyết áp cao, ung thư...


Đỏ mặt khi uống rượu có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp.

Bệnh cao huyết áp

Theo nhóm chuyên gia Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Chungnam thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát nguy cơ cao huyết áp ở 1.763 người đàn ông Hàn Quốc, trong đó có 527 người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu, 948 người không thay đổi sắc diện sau khi uống và 288 người không dùng bia rượu. Các nhà khoa học phát hiện những người hay đỏ mặt uống hơn 4 ly rượu/tuần có nguy cơ bị cao huyết áp gấp đôi so với nhóm không uống rượu, trong khi nguy cơ này ở nhóm không bị đỏ mặt chỉ xuất hiện khi họ tiêu thụ nhiều hơn 8 ly/tuần.


Người thường xuất hiện dấu hiệu đỏ mặt sau khi uống rượu nên tiết chế trước khi nguy cơ phát triển thành bệnh. (Ảnh: Livescience).

Mặc dù không rõ cụ thể nguyên nhân vì sao nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp liên quan đến phản ứng cơ thể với thức uống có cồn, nhưng theo lý giải các nhà nghiên cứu có thể do sự tích tụ Acetaldehyd - hoạt chất mang độc tính do rượu sản sinh khi bị phân hủy ở gan. Tác hại của Acetaldehyd là có thể làm giãn mạch máu dưới da, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trung ương, do đó, cơ thể cố gắng "bù đắp" lượng máu thiếu hụt này bằng cách tiết ra các nội tiết tố, dẫn đến tăng huyết áp.

Với những phát hiện này, nhóm nghiên cứu khuyến cáo những người thường xuất hiện dấu hiệu đỏ mặt sau khi uống rượu nên tiết chế trước khi nguy cơ phát triển thành bệnh.

Ung thư

Các nhà khoa học thuộc Viện quốc gia về Nghiện rượu và Lạm dụng đồ uống có cồn (NIAAA) của Mỹ đã cảnh báo hiện tượng đỏ mặt khi uống rượu, bia. Đây là dấu hiệu của nguy cơ ung thư thực quản.

Điều này được lý giải như sau: Rượu chứa chất ethanol. Khi vào cơ thể, tại gan, enzym ADH sẽ chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Sau đó, enzym ALDH2 tiếp tục chuyển hóa acetaldehyde thành acetate. Trong 3 hoạt chất ethanol, acetaldehyde và acetate thì acetaldehyde được xem là độc hại nhất, vì nó có khả năng làm đột biến DNA và gây ra các bệnh ung thư. Mức độ độc hại của ethanol thường thấp còn acetate thì tương đối vô hại.

Những người có phản ứng đỏ mặt khi uống rượu là do trong cơ thể có sự thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2, do đó dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây ra tình trạng nóng bừng, đỏ mặt, ói mửa, nhịp tim đập nhanh.

Theo các nghiên cứu, nếu một người bị khiếm khuyết enzym chuyển hóa rượu ALDH2 nói trên uống 2 cốc bia mỗi ngày thì sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 10 lần so với những người có thể chuyển hóa được chất cồn.


Uống rượu bị đỏ mặt rất có thể bạn có nguy cơ mắc ung thư (Ảnh minh họa: Internet)

Bệnh gan

Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu. Càng uống nhiều rượu và uống lâu dài thì càng có nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan.

Việc đỏ mặt sau khi uống rượu, bia được xem là triệu chứng cơ thể nhạy cảm cao với rượu, khó có thể tiếp tục dung nạp rượu. Như trên đã nói, do thiếu hụt di truyền enzym chuyển hóa rượu ALDH2 mà acetaldehyde không thể phân hủy hoàn toàn tại gan. Sự tích tụ hóa chất acetaldehyde lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. Theo đó, những người bị đỏ mặt khi uống rượu, bia sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan cao hơn so với những người không bị đỏ mặt.

Những căn bệnh về gan dễ gặp nhất là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan... Trong đó, riêng đối với bệnh xơ gan, một số biến chứng như phù, tràn dịch đa màng, hôn mê gan hoặc xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản sẽ làm người bệnh tử vong. Một số khác sẽ tiến triển thành ung thư gan.

Đỏ mặt khi uống rượu, bia là phản ứng xảy ra với khá nhiều người. Và hầu như tất cả mọi người đều có đó là hiện tượng bình thường mà không biết rằng những người thường bị đỏ mặt sau uống rượu, bia có nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng như bệnh gan, huyết áp cao, ung thư...

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 triệu chứng biểu hiện suy thận

10 triệu chứng biểu hiện suy thận

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy.

Đăng ngày: 05/01/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 20/12/2024
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Khi đi khám sức khỏe bạn thường đước bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì.

Đăng ngày: 27/09/2024
5 lí do để uống nước chanh mật ong vào sáng sớm

5 lí do để uống nước chanh mật ong vào sáng sớm

Nước ấm, mật ong và chanh là hỗn hợp thức uống tuyệt vời. Nngoài việc làm dịu các cơn đau dạ dày và đem lại sự tươi mới cho làn da, thức uống này còn có nhiều công dụng khác mà bạn chưa biết đến.

Đăng ngày: 13/08/2024
Kinh nghiệm phòng tránh và điều trị kiến ba khoang đốt người

Kinh nghiệm phòng tránh và điều trị kiến ba khoang đốt người

Người dân ở nhiều vùng trong cả nước trong thời gian qua rất hoang mang vì kiến ba khoang xuất hiện nhiều và đốt người. Vì vậy, mọi người dân cần biết cách phòng tránh.

Đăng ngày: 14/06/2024
Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Mẹo hay chữa cảm cúm mà không cần uống kháng sinh

Thay vì dùng kháng sinh, người bị cảm cúm có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng các dược liệu thiên nhiên.

Đăng ngày: 13/06/2024

"Thời gian vàng" cấp cứu người nhồi máu cơ tim

Dưới 2 giờ kể từ khi có triệu chứng đau thắt ngực hoặc quỵ xuống đến lúc được can thiệp là thời điểm tốt nhất để cứu người bị nhồi máu cơ tim cấp.

Đăng ngày: 20/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News