Nguồn gốc màu lông ở chim?

Tại sao chim lại có lông đỏ? Theo Esther del Val, thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên Barcelona, Tây Ban Nha, và các đồng nghiệp, sắc tố đỏ tạo cho chim sẻ mỏ chéo (Loxia curvirostra) bộ lông màu đỏ, được tạo ra trong gan, chứ không phải da như những suy nghĩ trước đây.

Nghiên cứu mới cho thấy sắc tố đỏ tạo cho chim sẻ mỏ chéo bộ lông màu đỏ được tạo ra trong gan, chứ không phải da như những suy nghĩ trước đây.

Phát hiện của họ, được công bố trực tuyến trên tạp chí Naturwissenschaften cả Springer có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu sự tiến hóa của tín hiệu màu sắc ở loài chim.

Sắc tố có chức năng sinh lý quan trọng, bao gồm chống oxy hóa, điều chỉnh miễn dịch, và thuộc tính bảo vệ quang học. Sắc tố cũng được nhiều loài chim sử dụng như chất nhuộm màu, và chịu trách nhiệm cho màu đỏ, cam và vàng. Cụ thể, sắc tố đỏ ở loài chim có tác dụng như tín hiệu thể hiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của một cá thể và khả năng tìm kiếm những nguồn thức ăn tốt của nó. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự biến đổi sắc tố diễn ra trực tiếp trong kén khi lông phát triển.

Nguồn gốc màu lông ở chim?
Nguồn gốc màu lông ở chim (Ảnh : crazy-frankenstein.com)

Del Val và nhóm nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy rằng, trái ngược với những dự đoán trước đây, gan là nơi tổng hợp sắc tố chịu trách nhiệm cho màu sắc của lông, chứ không phải da. Các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần sắc tố trong gan, máu, da và lông của 7 con chim sẻ mỏ chéo, loài chim mà những con đực có lông ngực, đuôi và cổ màu đỏ. Họ đặc biệt quan tâm tới nguồn gốc giải phẫu của bộ lông đỏ của chim. Họ phát hiện rằng sắc tố đỏ của chim sẻ mỏ chéo đực nằm trong gan và máu, có nghĩa rằng sắc tố được tổng hợp trong gan rồi được đưa đến những mô bên ngoài qua dòng máu.

Del Val kết luận: “Sự bất đồng đáng ngạc nhiên này với những nghiên cứu trước đây đưa ra câu hỏi rằng liệu có những khác biệt về mặt giải phẫu giữa các loài đối với biến đổi sắc tố hay không. Hiểu rõ sự biến đổi cơ chế hình thành màu sắc giữa các loài có thể là chìa khóa để hoàn chỉnh quá trình tiến hóa khác nhau bao gồm tín hiệu màu sắc”.


Tham khảo:
Val et al. The liver but not the skin is the site for conversion of a red carotenoid in a passerine bird. Naturwissenschaften, 2009; DOI: 10.1007/s00114-009-0534-9

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News