Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh được xem là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm của các tín đồ theo đạo Kito. Ngày lễ này mang ý nghĩa tưởng niệm sự kiện Chúa Jesus hồi sinh sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá.

Lễ Phục sinh là gì?

Lễ Phục sinh (Easter) được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/ Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/ East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/ paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Nguồn gốc của Lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh thường diễn ra vào một ngày Chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4 để tưởng niệm sự kiện chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá. Lễ Phục sinh không có ngày cố định mà người dân thường tính lễ Phục sinh diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ. Năm nay (2018), Lễ Phục sinh rơi vào ngày 1/4.

Ý nghĩa của Lễ Phục sinh

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Jesus chết trên thập tự giá nhưng sau đó, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở lên Thiên quốc trong khải hoàn ca. Do Chúa Jesus vượt qua được sự chết, và phục sinh nên tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Và niềm tin đó là điều mà người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Phục Sinh cũng là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do nàng Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Biểu tượng của Lễ Phục sinh

Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon đầy tính biểu tượng cho ngày lễ này.

Trứng phục sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Những quả trứng Phục sinh được trang trí đủ màu sắc.

Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc.

Thỏ phục sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Thỏ là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ.

Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.

Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về.

Món Jambon

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phục sinh
Jambon là món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh.

Món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Quần áo mới

Người ta tin tưởng rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.

Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp. Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News