Nguồn gốc vũ trụ theo lý thuyết của Stephen Hawking

Bức xạ Hawking là một trong những công trình nổi bật nhất của Giáo sư Stephen Hawking, giúp giải mã hố đen và nguồn gốc của vũ trụ.

Giáo sư Stephen Hawking đã dành cả cuộc đời mình để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nhất về vũ trụ. Đó là gì?

Nguồn gốc vũ trụ theo lý thuyết của Stephen Hawking
Bên trong trung tâm của hố đen có gì?

Thứ gì tồn tại ở trung tâm của hố đen?

Hố đen là những vật thể có mật độ vật chất kỳ quặc, lực hấp dẫn của chúng lớn đến mức ánh sáng cũng không thể thoát ra được.

Theo nghiên cứu của Stephen Hawking và nhà vật lý Roger Penrose, nếu bạn có thể du hành vào bên trong trung tâm của hố đen, bạn sẽ tìm thấy một thứ được gọi là điểm kỳ dị.

Ở điểm kỳ dị, một lượng vật chất cực lớn được nén lại trong một không gian nhỏ, khiến lực hấp dẫn tại đó trở nên vô hạn và mọi thứ rơi vào đó đều bị nghiền nát.

Những gì diễn ra ở rìa hố đen?

Có thể bạn nghĩ rằng, chân không là không gian không chứa vật chất. Tuy nhiên, điều này không đúng, ít nhất là không đúng theo lý thuyết lượng tử.

Chân không luôn có sự giao động giữa các hạt và phản hạt. Ở rìa của hố đen, khi các hạt bên ngoài bị hút vào, các hạt bên trong sẽ thoát ra ngoài. Các tia hạt thoát ra ngoài này là một dạng bức xạ năng lượng, được gọi là bức xạ Hawking khiến hố đen nhỏ dần và biến mất.

Quá trình này diễn ra trong khoảng thời gian rất dài, nhưng cuối cùng chúng sẽ phát nổ và giải phóng năng lượng tương đương một triệu qua bom nguyên tử, xóa sạch mọi dấu vết.

Stephen Hawking đã cho thấy rằng mọi thứ trong vũ trụ bắt nguồn tại một điểm kỳ dị và sau đó phát nổ (vụ nổ Big Bang) hình thành nên các thiên hà, ngôi sao, hành tinh, con người và mọi thứ đang tồn tại. Đó chính là sự khởi đầu của vũ trụ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Hôm nay 14/3, bão Mặt trời sẽ đến Trái đất và đây là cảnh báo của NOAA

Hôm nay 14/3, bão Mặt trời sẽ đến Trái đất và đây là cảnh báo của NOAA

Một cơn bão điện từ sẽ tới Trái Đất trong ngày 14 đến 15/3/2018, theo dự đoán của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Đăng ngày: 14/03/2018
Phi hành gia NASA bị biến đổi ADN sau một năm ở ngoài vũ trụ

Phi hành gia NASA bị biến đổi ADN sau một năm ở ngoài vũ trụ

Đó là kết quả của một nghiên cứu từ NASA, được phát hiện từ trường hợp của cặp anh em phi hành gia song sinh Scott Kelly và Mark Kelly.

Đăng ngày: 14/03/2018
SpaceX sắp phóng 5 tên lửa trong một tháng

SpaceX sắp phóng 5 tên lửa trong một tháng

SpaceX lập kế hoạch phóng 5 tên lửa trong giai đoạn cuối tháng 3 đến cuối tháng 4 để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Đăng ngày: 12/03/2018
Cận cảnh cơn lốc xoáy kinh hoàng trên sao Mộc

Cận cảnh cơn lốc xoáy kinh hoàng trên sao Mộc

Hình ảnh mới nhất cho thấy một cơn lốc xoáy cực mạnh trên sao Mộc tạo những hoa văn kỳ lạ, giống như những đóa hoa hồng rực rỡ.

Đăng ngày: 11/03/2018
Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

Hệ sao có 3 siêu Trái đất mới có gì đặc biệt?

Một hệ sao kỳ thú bất ngờ tìm thấy trong không gian gây ngạc nhiên giới khoa học. Các hành tinh quay quanh quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ với khoảng thời gian 1,2, 3,6 và 6,2 ngày, ở khoảng cách gần nhất với sao chủ.

Đăng ngày: 11/03/2018
Vì sao không thể đổ rác ra ngoài vũ trụ?

Vì sao không thể đổ rác ra ngoài vũ trụ?

Đem rác thải trên Trái đất xả ra ngoài vũ trụ sẽ đe dọa đến các trạm không gian và tàu vũ trụ, cũng như gây nên nguy cơ ảnh hưởng ngược về Trái đất.

Đăng ngày: 09/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News