Nguồn lợi suốt đời của việc xinh đẹp

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chỉ ra, nếu may mắn sở hữu một khuôn mặt đẹp, ngoại hình ưa nhìn, đó có thể là nguồn lợi thế suốt đời.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, nếu bạn may mắn sở hữu khuôn mặt đẹp, ngoại hình ưa nhìn - đó có thể là nguồn lợi thế suốt đời, ngay từ khi bạn học trung học.

Các nhà xã hội học Rachel Gordon thuộc ĐH Illinois tại Chicago và Robert Crosnoe ở ĐH Texas, Austin đã tiến hành quan sát và đưa ra báo cáo. Trong đó, ông đã chỉ ra, những học sinh có vẻ ngoài ưa nhìn thường được điểm cao hơn từ giáo viên so với một học sinh có diện mạo bình thường.

Nguồn lợi suốt đời của việc xinh đẹp
Nếu may mắn sở hữu khuôn mặt đẹp, ưa nhìn - đó có thể là nguồn lợi thế suốt đời

Không chỉ vậy, vẻ đẹp ngoại hình cũng ảnh hưởng tới việc bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ có vẻ ngoài trên trung bình sẽ được thưởng 8% tiền lương và sẽ bị "phạt" 4% lương nếu có nhan sắc dưới mức trung bình. Ở nam giới, tiền thưởng chỉ dừng ở mức 4% cho những đàn ông có vẻ ngoài lịch lãm, quyến rũ nhưng mức "phạt" cho ai có diện mạo dưới mức trung bình còn cao hơn phụ nữ - con số này là 13%.

Gordon và Crosnoe đồng nhất quan điểm khi cho rằng, chính "lookism" - sự phân biệt đối xử với mỗi người dựa trên vẻ bề ngoài của họ - là nền tảng tạo ra sự bất bình đẳng, phân biệt giới tính, hoàn cảnh gia đình trong xã hội.

Nhà nghiên cứu Gordon chia sẻ: "Lúc còn ở trường trung học, những đứa trẻ có ngoại hình "sáng sủa", đạt điểm cao có khả năng tìm kiếm được công việc ổn định, lương cao hơn những bạn khác khi đến tuổi trưởng thành".

Các chuyên gia còn nhận thấy, người đối diện cũng chăm chú hơn khi người nói chuyện có vẻ ngoài ưa nhìn hơn là các cá nhân không thực sự hấp dẫn. Tuy nhiên, sự hấp dẫn về ngoại hình cũng mang đến một số bất cập như "họ sẽ có khả năng quan hệ tình dục và uống rượu nhiều hơn khi trưởng thành".

Nguồn lợi suốt đời của việc xinh đẹp

Dù cho vẻ ngoại hình có lợi ích lâu dài nhưng nhà xã hội học Barbara Risman thuộc ĐH Illinois, Chicago cho rằng: "Các bậc cha mẹ nên chú ý hạn chế những ảnh hưởng mà "lookism" mang lại. Vẻ ngoại hình của một người dựa vào di truyền nên dù có không thực sự đẹp, hấp dẫn thì chúng cũng không đáng phải chịu cảnh lớn lên trong sự nghèo khó và làm việc ở môi trường không mấy phát triển".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News