Nguy cơ băng tan nhìn từ bài học lũ lụt bất thường tại Alaska
Một thách thức trước các vụ vỡ đập băng là mức độ nghiêm trọng và thời gian xảy ra có thể biến đổi theo từng năm.
Trong hơn 10 năm trở lại đây, người dân ở thủ phủ bang Alaska (Mỹ) đã sống cùng với những đợt lũ lụt hình thành do sông băng tan chảy. Nhưng trận lũ vào cuối tuần qua đã khiến giới khoa học kinh ngạc vì tốc độ mực nước sông dâng nhanh và mãnh liệt, làm hư hại và “nuốt chửng” một số nhà cửa, khiến một bộ phận người dân phải sơ tán.
Mực nước sông Mendenhall dâng cao dọc theo một khu phố ở Juneau, Alaska, ngày 6/8/2023. (Ảnh: AP).
Nước lũ được cho là chảy từ một lưu vực phụ của sông băng Mendenhall. Eran Hood, giáo sư khoa học môi trường của Đại học Đông Nam Alaska, cho biết những đợt vỡ đập băng đã xảy ra trong khu vực kể từ năm 2011, nhưng nước thường xả chậm hơn, thường là trong vài ngày.
Trong ngày 5/8, mực nước hồ băng và dòng chảy lũ đã đạt mức cao kỷ lục ở thành phố Juneau - nơi sinh sống của khoảng 30.000 người.
Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang làm tan chảy các sông băng. Một nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy cuối thế kỷ này, các dòng sông băng sẽ chứng kiến mức băng tan chảy đáng kể. Một báo cáo riêng biệt khác chỉ ra các sông băng quanh dãy Himalaya đang tan chảy với tốc độ chưa từng thấy.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và những trận lũ do vỡ đập băng như ở Juneau đang ngày càng rở nên phức tạp.
“Bản thân hiện tượng này là do khí hậu gây ra, nhưng những trận lũ riêng lẻ không liên quan gì đến khí hậu vì về cơ bản, chúng chỉ là trường hợp nước tràn vào một lưu vực và sau đó rút cạn vào một thời điểm nào đó trong mùa hè”, Giáo sư Hood chỉ ra.
Các nhà nghiên cứu cho biết, một thách thức trước các vụ vỡ đập băng là mức độ nghiêm trọng và thời gian xảy ra có thể biến đổi theo từng năm.
Celeste Labedz, một nhà địa chấn học môi trường tại Đại học Calgary, cho biết các sông băng rất khó nắm bắt. “Khi sông băng đang mỏng dần và thay đổi, bạn có thể thấy một số trận lũ có thể được ngăn chặn, nhưng sẽ lại có những trận lũ khác xảy đến. Sông băng là một hệ thống có thể thay đổi”, nhà địa chấn Labedz lý giải.
Ngoài rủi ro lũ lụt, diện tích băng bị giảm có thể làm giảm nguồn cung cấp nước ở các nơi trên thế giới và có thể ảnh hưởng đến những ngành như nông nghiệp và du lịch.
Alaska là một điểm đến ưa thích đối với các du khách bị thu hút bởi những cảnh quan hoang dã như núi và sông băng hiểm trở.
Christian Zimmerman, Giám đốc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ tại Alaska cho biết, các sông băng bao phủ khoảng 85.000km2 diện tích của bang và lượng băng mất đi hàng năm từ các sông băng ở Alaska sẽ đủ để bao phủ Texas trong 10cm nước.
Sự biến mất của các sông băng cũng có thể ảnh hưởng đến các hệ sinh thái, bao gồm cả môi trường sống của cá hồi.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO
El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.
