Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi

Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia có thể sớm thức giấc, phun trào mạnh đến mức đưa Trái đất vào kỷ băng hà mini, một chuyên gia cảnh báo.

Theo Daily Star, lần cuối núi lửa Agung phun trào là vào năm 1963. Hơn 1.600 người thiệt mạng, hàng chục ngôi làng bị phá hủy và hàng chục ngàn người phải đi sơ tán.

Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi
Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia đang có dấu hiệu sắp thức giấc.

Núi lửa Agung khi đó phun dung nham và tạo ra cột khói đen khổng lồ trong nhiều ngày, mạnh đến mức làm nguội Trái đất đi 1 độ C.

Nếu tỉnh giấc sau hơn 50 năm, núi lửa Indonesia nhiều khả năng sẽ tạo cột khói đen che kín một khu vực rộng lớn, khiến nhiệt độ giảm xuống mức tương tự. Hiện tượng làm nguội đi như vậy thậm chí còn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Chuyên gia nghiên cứu thảm họa thiên nhiên Simon Day, đến từ Đại học London, Anh nhận định, núi lửa Agung đang cho thấy khả năng “phun trào mạnh mẽ”.

Trả lời trên Daily Star, ông Simon Day nói, vụ phun trào năm 1963 đã giải phóng một lượng lớn khí sulphur dioxide (SO2).

SO2 phản ứng với hơi nước trong không khí tạo thành axít sulphuric. Có khoảng 10 triệu tấn axit sulphuric sẽ tích tụ lại ở tầng bình lưu, hoạt động như một chiếc rào chắn làm giảm lượng tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Hiện tượng này khiến cho Trái đất trở nên nguội lạnh hơn.

Nguy cơ núi lửa Indonesia phun trào khiến Trái đất lạnh đi
Vụ phun trào năm 1963 được cho là khiến Trái đất nguội đi 1 độ C.

Theo các chuyên gia, để tạo ra một lượng lớn SO2 lan tỏa toàn cầu, núi lửa Agung phải tạo ra “một vụ nổ cực mạnh”. “Núi lửa tỉnh giấc cần phải phun trào mạnh đến mức đưa khí SO2 lên tới độ cao cần thiết”, chuyên gia núi lửa Janine Krippner nói.

Mức cảnh báo tại núi lửa Agung đã được nâng từ cấp 3 lên cấp 4 (cảnh báo đỏ) vào sáng 27/11. Ước tính 100.000 người trong bán kính 10km quanh núi lửa phải đi sơ tán.

Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ thảm họa thiên tai Quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết, núi lửa Agung giải phóng đám mây tro bụi cao tới 4km so với miệng núi lửa. Người dân ở cách 12km nghe thấy những tiếng nổ và lửa lóe sáng.

Hơn 400 chuyến bay đã bị đình trệ vì giới chức Indonesia lo ngại sự an toàn đối với tính mạng của hành khách.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất

Phát hiện nơi lạnh nhất trái đất

Các nhà khoa học mới phát hiện khu vực lạnh nhất trên trái đất – nơi nhiệt độ không khí tụt xuống dưới -91 độ C. Với cái lạnh này thì đợt lạnh mới đây của Anh chỉ như... làn gió nóng.

Đăng ngày: 27/11/2017
Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?

Nguyên nhân nào gây ra động đất, sóng thần?

Đâu là nguyên nhân gây động đất và động đất có phải là căn nguyên duy nhất gây sóng thần hay không? Có thể dự đoán thời điểm xảy ra cũng như phòng tránh các hiện tượng này được hay không?

Đăng ngày: 27/11/2017
Có nên làm mát Trái Đất bằng cách bắt chước sự phun trào núi lửa?

Có nên làm mát Trái Đất bằng cách bắt chước sự phun trào núi lửa?

Một số nhà khoa học cho rằng, có thể phun aerosol vào bầu khí quyển để làm mát Trái Đất. Song, một nghiên cứu mới đây lại cho thấy quá trình này là lợi bất cập hại.

Đăng ngày: 27/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News