Nguy cơ từ cácbon dioxit trong thiên niên kỷ tới
Các nhà khoa học tại Đại học Liverpool phát hiện rằng sức nóng từ cácbon dioxit sẽ tăng gấp 5 lần trong thiên niên kỷ tới.
Các nhà khoa học nghiên cứu tác động của việc giải phóng cácbon đối với sự cân bằng trao đổi cácbon giữa không khí và biển. Họ phát hiện rằng khả năng chứa một lượng lớn cácbon dioxit trong hàng nghìn năm của biển sẽ ảnh hưởng đến hiện tượng ấm lên của hành tinh trong thời gian dài.
Biển đóng vai trò như bể cácbon khổng lồ, hấp thụ một cách tự nhiên cácbon dioxit được giải phóng vào khí quyển. Khả năng chứa cácbon đioxit gấp nhiều lần khí quyển và đất cung cấp kho chứa cácbon đioxit lâu dài cho những hoạt động của con người.
Jokulsarlon lagoon, Iceland. Khả năng chứa cácbon dioxit của biển trong hàng nghìn năm sẽ ảnh hưởng tới hiện tượng ấm lên của hành tinh. (Ảnh: iStockphoto/Maxime VIGE) |
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Liverpool đã phát hiện rằng nếu tất cả các mỏ than đá, dầu mỏ và khí cácbon cạn kiệt, lượng cácbon đioxit thừa mứa trong khí quyển sẽ bắt đầu thay đổi tính chất hóa học tự nhiên của biển và hạn chế khả năng hấp thụ và trao đổi khí của nó.
Giáo sư Ric Williams thuộc Đại học khoa học biển và trái đất, giải thích: “Một điều đã được công nhận rằng sự tập trung cácbon dioxit trong khí quyển sẽ dẫn tới hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn không rõ làm thế nào khả năng chứa cácbon của biển có thể ảnh hưởng đến quá trình này”.
“Lượng cácbon dư thừa trong khí quyển sẽ khiến biển mang nhiều tính axit hơn và làm giảm khả năng hấp thụ cácbon từ khí quyển của nó. Lượng cácbon dioxit dư thừa trong khí quyển sẽ làm trái đất ấm lên, mực nước biển dâng cao và đẩy nhanh quá trình băng tan ở hai cực".
“Để ngăn căn tình huống như vậy xẩy ra các nhà khoa học đã làm việc để phát triển những kỹ thuật lưu giữ cácbon, nhằm loại bỏ lượng cácbon dư thừa ở một số vị trí nhất định, ví dụ như khí quyển quanh những mỏ nhiên liệu hóa thạch”.
Nghiên cứu, với sự cộng tác của Đại học Đông Anglia, Đại học Bristol, và Học viện công nghệ Massachusetts, được Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên vương quốc Anh tài trợ.