Nguyên liệu sự sống cách Trái Đất 400 năm ánh sáng

Phân tử methyl isocyanate, nguyên liệu hình thành sự sống, được phát hiện quanh một ngôi sao trẻ cách Trái Đất 400 năm ánh sáng.

Hai nhóm nghiên cứu độc lập sử dụng hệ thống kính viễn vọng Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở Chile cùng phát hiện phân tử methyl isocyanate khi đo quang phổ của hệ thống bao gồm nhiều tiền sao rất trẻ tên IRAS 16293-2422, cách Trái Đất 400 năm ánh sáng, IFL Science hôm 8/6 đưa tin.

Phân tử methyl isocyanate nằm ở khu vực dày đặc phía bên trong của vành đai bụi và khí bao quanh những ngôi sao. Những vành đai này là nơi hình thành tiền sao cũng như các thành phần của một hệ mặt trời như hành tinh và sao chổi.

Nguyên liệu sự sống cách Trái Đất 400 năm ánh sáng
Dấu vết của phân tử methyl isocyanate được tìm thấy quanh một ngôi sao. (Ảnh: ESO).

"Phát hiện có thể cung cấp cho chúng tôi một bằng chứng chỉ ra sự sống có thể ra đời ở nhiều nơi trong vũ trụ. Hệ Mặt Trời có thể không đặc biệt như chúng ta từng nghĩ", Rafael Martín-Doménech ở Trung tâm Sinh vật học vũ trụ tại Tây Ban Nha, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu, cho biết.

Methyl isocyanate là phân tử đặc biệt thú vị bởi nó liên quan đến quá trình tạo ra nhiều phân tử phức tạp hơn như peptide, amino axit và protein. Phân tử methyl isocyanate chứa nitơ, carbon và oxy liên kết với nhau. Đây là ba loại nguyên tử phổ biến thường thấy trong những phân tử ở các tổ chức sống. "Nitơ, carbon và oxy rất quan trọng đối với sự sống", Martín-Doménech nhấn mạnh.

Phát hiện chưa cung cấp đủ bằng chứng để kết luận sự sống có thể hình thành ở hệ thống sao này, nhưng nghiên cứu giúp các nhà khoa học hiểu rõ quá trình đơn vị cơ bản của sự sống do chính ngôi sao tạo ra được lưu trữ và chuyển sang hành tinh.

Khi các nguyên liệu cho sự sống không thể tồn tại qua quá trình hình thành hành tinh, chúng có thể được bảo quản ở lớp vỏ băng của sao chổi và theo sao chổi di chuyển đến rìa hệ thống. Tại đó, chúng được lưu giữ an toàn trước khi bị đẩy ngược vào trong, có thể va vào bất cứ hành tinh nào ở đó.

Mục tiêu tiếp theo của các nhà nghiên cứu là tìm thấy amino axit trong không gian. Theo Martín-Doménech, họ đang tìm kiếm ricin, dạng đơn giản nhất của amino axit.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới đang khiến hy vọng chinh phục sao Hỏa của NASA khó lòng thành công

Phát hiện mới đang khiến hy vọng chinh phục sao Hỏa của NASA khó lòng thành công

NASA sẽ buộc phải tìm ra giải pháp trước khi chính thức gửi con người lên sao Hỏa.

Đăng ngày: 10/06/2017
Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao

Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao

các nhà nghiên cứu đã tiết lộ cách thức lực hấp dẫn của một sao lùn trắng làm cong không gian và uốn cong ánh sáng của một ngôi sao xa xôi phía sau nó.

Đăng ngày: 09/06/2017
NASA công bố nhóm phi hành gia thực hiện sứ mệnh khám phá Sao Hỏa

NASA công bố nhóm phi hành gia thực hiện sứ mệnh khám phá Sao Hỏa

Ngày 7/6, NASA đã công bố nhóm 12 nhà du hành được lựa chọn cho sứ mệnh khám phá Sao Hỏa cũng như các tầng không gian sâu hơn trong vũ trụ trong vài thập kỷ tới.

Đăng ngày: 08/06/2017
Cầu lửa sáng chói hơn Mặt Trăng rơi xuống vùng biển Anh

Cầu lửa sáng chói hơn Mặt Trăng rơi xuống vùng biển Anh

Hình ảnh sao băng bốc cháy sáng hơn cả Mặt Trăng lọt vào ống kính webcam ở ngoài khơi Devon, Anh.

Đăng ngày: 07/06/2017
Chỉ một thập kỉ nữa, con người sẽ bắt đầu khai thác mỏ trên không gian

Chỉ một thập kỉ nữa, con người sẽ bắt đầu khai thác mỏ trên không gian

Có lẽ những quốc gia dầu mỏ ở Trung Đông như Ả-rập Xê-út và các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đang xem không gian như một nguồn để đa dạng hóa lợi ích của nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 07/06/2017
Giả thuyết mới về tín hiệu

Giả thuyết mới về tín hiệu "Wow!" nghi của người ngoài hành tinh

Tín hiệu vũ trụ 'Wow!' nổi tiếng có thể do sao chổi phát ra chứ không phải sản phẩm của người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 07/06/2017
Hành tinh hơn 4.000 độ C nóng nhất vũ trụ

Hành tinh hơn 4.000 độ C nóng nhất vũ trụ

Các nhà thiên văn học Mỹ tìm thấy ngoại hành tinh nóng nhất từ trước tới nay xoay quanh ngôi sao có nhiệt độ gấp đôi Mặt Trời.

Đăng ngày: 06/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News