Nguyên mẫu máy bay siêu vượt âm trình làng
Startup Mỹ Hermeus hôm 28/3 hé lộ Quarterhorse Mk1, nguyên mẫu máy bay phản lực không người lái tốc độ cao mới, tại nhà máy ở thành phố Atlanta.
Theo Hermeus, Quarterhorse Mk1 là một bước tiến hướng tới mục tiêu dài hạn của công ty: Chế tạo máy bay siêu vượt âm (nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên) đầu tiên có thể tái sử dụng.
Máy bay Quarterhorse Mk1 của Hermeus. (Ảnh: X/Hermuscorp).
Quarterhorse Mk1 sẽ là máy bay đầu tiên do Hermeus sản xuất bay lên bầu trời. Các chuyến bay thử nghiệm nhằm kiểm tra khả năng cất cánh tốc độ cao và hạ cánh dự kiến diễn ra tại Căn cứ Không quân Edwards cuối năm nay. Công ty đang hợp tác với Đơn vị Đổi mới Quốc phòng (DIU) để chứng minh khả năng di chuyển tốc độ cao thông qua nguyên mẫu máy bay này.
Mk1 là phiên bản thứ hai của máy bay Quarterhorse - nền tảng thử nghiệm tốc độ cao mà Hermeus đang phát triển cho mục tiêu hiện thực hóa chuyến bay gần đạt siêu vượt âm và có thể tái sử dụng vào năm 2026. Công ty đã tiến hành thử nghiệm trên mặt đất với phiên bản trước đó, Quarterhorse Mk0, vào năm ngoái.
Theo AJ Piplica, nhà sáng lập kiêm CEO của Hermeus, họ đã thiết kế và chế tạo Mk1 trong 204 ngày. Piplica cũng cho biết, phiên bản tiếp theo, Quarterhorse Mk2, cũng sẽ được ra mắt. Theo ông, nó sẽ có động cơ còn nhanh hơn và đạt tốc độ Mach 2,5 trở lên (gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh). Mk2 dự kiến trang bị động cơ Pratt & Whitney F100 và bay với tốc độ siêu thanh vào năm 2025.
Hermeus cũng đang phát triển hai loại máy bay siêu vượt âm trên quy mô lớn, Darkhorse và Halcyon. Darkhorse là drone đa nhiệm phục vụ nhu cầu quốc phòng. Trong khi đó, Halcyon là máy bay chở khách, dự kiến có thể hoàn thành chặng New York - London chỉ trong 90 phút.
Piplica cũng cho biết, phiên bản kế nhiệm của động cơ được phát triển thương mại của hãng, Chimera, sẽ trình làng sớm hơn dự kiến. Theo Hermeus, Chimera đang cung cấp năng lượng cho chiếc máy bay Quarterhorse đầu tiên trong khi phiên bản kế nhiệm lớn hơn, Chimera II, sẽ cung cấp năng lượng cho Darkhorse.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing
Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.
