Nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái gần háng
Đau bụng dưới bên trái gần háng là những cơn đau đặc trưng ở một vị trí cụ thể, những người thường xuyên gặp tình trạng này không đơn giản chỉ là những cơn đau đơn thuần mà chủ yếu là do bệnh lý hoặc gặp các vấn đề tổn thương.
Nguyên nhân khiến đau bụng dưới bên trái gần háng
1. Các vấn đề về hệ tiêu hóa
Bị đau bụng dưới bên trái gần háng thì bệnh lý thường hay bắt gặp nhất là chứng viêm túi thừa cấp. Đây là bệnh lý có liên quan trực tiếp tới tình trạng viêm nhiễm của túi thừa nằm phía ngoài thành ruột kết. Bình thường thì các túi thừa này không gây bất cứ một triệu chứng bất thường nào, nhưng nếu nó bị viêm thì lại gây ra cơn đau bụng dữ dội mà đặc trưng là những cơn đau bụng dưới bên trái gần háng bởi đây là nơi các túi thừa tập trung và phát triển nhiều nhất.
Ngoài ra, còn có những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa khác có thể gây nên các cơn đau bụng dưới bên trái ở gần háng đột ngột như:
- Chứng táo bón nặng: do người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị và do có thể thiếu chất xơ
- Các bệnh lý về viêm đường ruột: Viêm loét tá tràng, viêm đường ruột mạn tính, viêm đại tràng…
- Thoát vị bẹn: Đây là tình trạng mà một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng.
2. Các bệnh phụ khoa
Ở nữ giới
Đối với các chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nếu hay xuất hiện những cơn đau nhói ở phần bụng dưới bên trái gần hàng thì hãy nâng cao cảnh giác bởi có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm như:
- Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ. Bệnh có thể gây ra vô sinh do khả năng làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, dẫn đến cản trở nhu động ống dẫn trứng và làm rối loạn sự phóng noãn.
- U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng. U nang buồng trứng là loại khối u thường gặp nhất, chiếm khoảng 3,6% các bệnh phụ khoa.
- Viêm vòi trứng: Tình trạng này thường khiến cho người bệnh khó chịu kèm theo những cơn đau bụng dưới gần háng và thêm các triệu chứng như đau lưng, mệt mỏi toàn thân.
- U xơ tử cung: Bệnh u xơ tử cung cũng có thể gây ra những cơn đau bụng dưới một cách thường xuyên, tình trạng này thường bắt gặp ở những người có độ tuổi từ 30-40 và không ra những nguy hiểm gì cho sức khỏe. Tuy nhiên ngoài dấu hiệu đau bụng dưới ở nữ ra thì đây cũng là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm vì vậy mà khi có dấu hiệu đau bụng dưới gần háng thì chị em phụ nữ cần phải đến ngay bệnh viên.
- Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng đau bụng dưới gần háng khi mang thai ở nữ còn được gây ra bởi bệnh mang thai ngoài tử cung. Đây cũng là một trong những trường hợp nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Ngoài biểu hiện đau dữ dội ở vùng bụng dưới thì cơn đau còn xuất hiện ở vùng chậu và xuất hiện tình trạng nộn, chóng mặt.
Phụ nữ nên cảnh giác khi bị đau bụng dưới, khu vực gần háng.
Ở nam giới
Tuy rằng các bệnh có liên quan tới cơ quan sinh sản ở phần bụng này ở nam ít hơn ở nữ, nhưng cũng không thể vì thế mà lơ là cảnh giác. Hãy chú ý tới triệu chứng này bởi đau bụng dưới bên trái gần háng ở nam có liên hệ trực tiếp với các bệnh sau:
- Xoắn tinh hoàn: Tuỳ vào mức độ xoắn tinh hoàn và thời gian xoắn mà gây hậu quả khác nhau. Nếu tinh hoàn bị xoắn trên 360 độ thì tinh hoàn bị thiếu máu nuôi dưỡng, trở nên phù nề và có thể bị hoại tử sau 6h. Vì vậy cần chẩn đoán sớm cho những trường hợp đau bìu cấp để xử trí kịp thời. Trường hợp tinh hoàn xoắn không chặt, tự tháo xoắn hoặc được phẫu thuật tháo xoắn do có thiếu máu nuôi dưỡng nên vẫn có thể dẫn đến tinh hoàn kém phát triển và teo tinh hoàn.
- Viêm hay nhiễm trùng tuyến tiền liệt: Viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh thường phát triển khá nhanh dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của nam giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống tình dục của đàn ông. Bệnh có 2 dạng thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp tính và mãn tính, tùy vào tình trạng bệnh mà có những dấu hiệu nhất định.
- Nhiễm trùng hay viêm túi tinh: Viêm túi tinh là bệnh lý được quan tâm nhiều ở nam giới. Tuy không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng viêm túi tinh thường khiến người bệnh lo lắng, làm giảm chất lượng đời sống tình dục với biểu hiện đặc trưng là xuất tinh ra máu hoặc mủ. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị bệnh với kháng sinh kịp thời giúp bệnh hồi phục nhanh chóng và thường không để lại di chứng nguy hiểm.
3. Các bệnh về hệ bài tiết
- Đau bàng quang: Người bị đau bàng quang cũng có những triệu chứng giống với đau thận chẳng hạn như đi tiểu nhiều, tiểu buốt, nước tiểu có lẫn máu.
- Bệnh viêm ruột già: Khi ruột già co thắt dẫn đến các bệnh lý gây đau. Người bị bệnh sẽ cảm thấy đau quặn vùng bụng dưới bên trái, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy… Khi đó ruột già của bạn có thể đối mặt với rới loạn tiêu hóa, sưng viêm màng ruột, ung thư. Ngoài ra cũng có thể bạn bị tắc ruột với các dấu hiệu bí đại tiện, buồn nôn, trung tiện.
- Bệnh lý đại trực tràng: Ở trường hợp này bạn sẽ thấy những cơn đau bụng quặn thắt dữ dội cùng với các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ, đi ngoài phân pha lẫn máu. Đây là bệnh lý nguy hiểm vì thế khi thấy các triệu chứng đau bụng kể trên cần xét nghiệm, nội soi để có phương pháp điều trị kịp thời.
- Sỏi thận trái: Sỏi thận trái sẽ gây ra cơn đau bụng dưới bên trái gần háng khiến người bệnh có biểu hiện đau bụng âm ỉ, đau lan ra vùng thắt lưng. Kèm theo dấu hiệu đau thì việc đi tiểu tiện cũng rất khó khăn. Ở trường hợp này bạn cần xét nghiệm để nhận biết chính xác có bị sỏi thận hay không và có phương pháp điều trị. Nếu sỏi nhỏ có thể tán vỡ sỏi và loại bỏ ra ngoài theo đường nước tiểu. Nếu sỏi to có thể phẩu thuật để lấy sỏi ra.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu gây ra những cơn đau giống như khi bị sỏi thận. Cơn đau đột ngột có lúc quặn thắt ở vùng bụng dưới bên trái kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều lần và đau buốt khó chịu. Cơn đau có thể xảy ra tại các xương sườn ở lưng dưới và lan ra vùng lưng chứ không nằm một chỗ.
Viêm trực tràng là nguyên nhân đau bụng dưới bên trái gần háng.
4. Các bệnh về hệ tuần hoàn
Các vết bầm hay khối máu tụ ở các cơ trong thành bụng có thể gây ra cơn đau bụng dưới bên trái gần háng. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như:
- Phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ ở bụng phình ra như một trái bóng và có thể bị vỡ ra) .
- Xuất hiện cục máu đông.
- Viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái gần háng.
Đau bụng dưới bên trái gần háng có nguy hiểm không?
Khi bị đau bụng dưới bên trái khá nguy hiểm, mọi người không nên quá thờ ơ bởi có thể để lại một số biến chứng không như mong muốn cho sức khỏe về sau. Điều quan trọng nhất là mọi người nên đến các bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám cụ thể, nhằm tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh để sớm có hướng điều trị phù hợp nhất.
Bên cạnh quá trình điều trị mọi người nên áp dụng phương pháp điều trị phù hợp mọi người nên có chế độ ăn uống khoa học và hợp lý để tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt. Tái khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ kiểm tra lại tình trạng bệnh lý sao thời gian điều trị.