Nguyên nhân giai điệu bài hát ám ảnh trong đầu người nghe

Những đặc điểm về sự biến đổi trong tiết tấu và cao độ là nguyên nhân khiến một giai điệu trở nên dễ nhớ, ám ảnh người nghe.

Nhóm nghiên cứu đến từ Anh và Đức kết luận nét đặc trưng cụ thể của một giai điệu, bao gồm sự thay đổi về tiết tấu và cao độ, là nguyên nhân gây ra hiện tượng "sâu tai" (earworm), Guardian hôm 3/11 đưa tin. Đây là hiện tượng khi giai điệu một bài hát liên tục xuất hiện trong đầu người nghe.


Sự biến đổi về tiết tấu và cao độ là nguyên nhân khiến bài hát gây ám ảnh người nghe. (Ảnh: Rex).

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Durham, Anh thu thập tên những bài hát gây ám ảnh từ 3.000 người tham gia khảo sát trực tuyến về chủ đề này. Kết quả cuối cùng cho ra danh sách 1.558 giai điệu dễ nhớ từng xuất hiện trong bảng xếp hạng âm nhạc Anh, ngoại trừ tiếng chuông, giai điệu bài hát trẻ em và các tác phẩm cổ điển. Trong đó có hơn 400 bài hát được nhiều người cùng lựa chọn.

Bài hát được nhắc đến nhiều nhất là "Bad Romance" của Lady Gaga với 33 người lựa chọn. Hai ca khúc nổi tiếng khác của cô là "Alejandro" và "Poker Face" cũng nằm trong top 9. Nhóm nghiên cứu phát hiện bài hát càng phổ biến, càng được nhiều người lựa chọn là có giai điệu gây ám ảnh.

Phân tích sâu hơn chỉ ra các đặc trưng riêng của bài hát cũng rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các bài hát gây ám ảnh thường có kiểu mẫu chung trong sự "lên", "xuống" của cao độ. Những bài hát mang đặc điểm khác thường như sự thay đổi lớn trong cao độ cũng trở nên ám ảnh hơn.

"Tôi nghĩ điều này có thể liên quan tới sự lựa chọn của não bộ nhằm tìm kiếm giai điệu phù hợp nhất. Nó muốn một giai điệu khá đơn giản, dễ nhớ nhưng thêm chút điểm nhấn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy dựa trên cấu trúc giai điệu bài hát, bạn có thể dự đoán bài hát nào sẽ liên tục lặp lại trong đầu người nghe. Nó giúp các nhạc sỹ và nhà quảng cáo viết những giai điệu mà mọi người sẽ ghi nhớ trong nhiều ngày, tháng sau đó", nghiên cứu viên Kelly Jakubowski giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 30/06/2025
Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Cách phòng tránh và thoát thân khi bị chó dữ tấn công

Khi bị chó dữ tấn công, đừng tỏ ra hoảng hốt hay bỏ chạy. Điều này càng kích thích chúng sẵn sàng tấn công bạn ngay lập tức.

Đăng ngày: 30/06/2025
Điều gì xảy ra khi bạn nuốt kẹo cao su

Điều gì xảy ra khi bạn nuốt kẹo cao su

Nếu vô tình nuốt phải, bã kẹo cao su có thể chống lại các quá trình tiêu hóa, nhưng cuối cùng nó vẫn bị đào thải ra khỏi cơ thể sau vài ngày.

Đăng ngày: 29/06/2025
Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Móng của một cây cầu được xây dựng như thế nào?

Ở những vùng ngập nước, người ta làm thế nào để xây móng cầu - nền tảng của mọi công trình?

Đăng ngày: 29/06/2025
Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Bài học từ ước muốn cuối cùng của Alexander Đại Đế

Trên đường khải hoàn sau khi chinh phạt nhiều nước, năm 323 trước Công nguyên, Alexander Đại đế ngã bệnh. Vào thời khắc ấy, ông nhận ra cái chết đang cận kề và ông không kịp trở về quê hương.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News