Nguyên nhân ít ai biết của nói lắp - "tật đau thương" với hàng trăm triệu người trên thế giới

Nói lắp hóa ra không đơn giản chỉ là một tật khó chữa của con người.

Nói lắp là một tật khá phổ biến mà có khoảng 1% dân số thế giới mắc phải. Đừng nghĩ 1% là ít, vì con số này tương đương 80 triệu người, tức là gần ngang ngửa toàn bộ dân số của Việt Nam.

Người bị tật này thường gặp khó khăn trong cách diễn đạt suy nghĩ của mình, từ đó sinh ra nhiều phiền phức trong cuộc sống. Trong hàng thập kỷ, đã có rất nhiều chuyên gia y tế tin rằng nguyên nhân của tật nói lắp là sự trục trặc của thanh quản hay lưỡi.

Thậm chí trong quá khứ đã từng có một phương pháp trị nói lắp bằng cách tiêm botox vào lưỡi.

Tuy nhiên, tất cả đều không phải nguyên nhân cốt rễ của vấn đề. Vấn đề thực sự nằm ở não cơ!


Hình ảnh nhà vua nói lắp được tái hiện qua bộ phim The King's Speech

Vùng Broca – thủ phạm gây nên tật nói lắp

Gerald Maguire - trưởng khoa thần kinh và tâm thần của ĐH Riverside (Mỹ) và cũng là người phải vật lộn với tật nói lắp cả đời - không tin rằng mọi chuyện chỉ đơn giản dừng lại ở lưỡi và thanh quản. Ông cho rằng có nguyên nhân gì đó sâu xa hơn thế, một nguyên nhân nằm sâu trong não.

Trước kia người ta nghĩ do tật ở lưỡi khiến con người ta nói lắp

"Mọi người chỉ phỏng đoán tật này là do thanh quản hay lưỡi. Họ chỉ chưa xem xét đến não mà thôi." - Maguire chia sẻ.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngày càng có nhiều nghiên cứu (kể cả những nghiên cứu của Maguire) chứng minh rằng nguyên nhân gốc rễ của tật nói lắp bắt nguồn từ não.

Nói lắp - tật đau thương của rất nhiều người cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân

Não của con người có một vùng gọi là Broca. Vùng này có liên hệ trực tiếp tới khả năng phát âm của con người nói chung và những người nói lắp nói riêng.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Human Brain Mapping đã cho kết quả rằng lưu lượng máu giảm khi đổ vào vùng Broca chính là nguyên nhân gây ra tật nói lắp. Lượng máu này giảm càng nhiều thì tật nói lắp càng trầm trọng.

"Lưu lượng máu lên não luôn đi liền với chức năng hoạt động thần kinh, đặc biệt là tần số hoạt động của các nơ-ron." – đồng tác giả nghiên cứu, Jay Desai chia sẻ. "Những khám phá của chúng tôi cho thấy sự giảm chức năng thần kinh tại vùng Broca là nguyên nhân của tật nói lắp."

Nếu nguyên nhân là từ não, vậy giải pháp là gì?

Rất tiếc, hiện nay chưa có giải pháp nào cụ thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu theo hướng phát triển một loại thuốc tập trung vào dopamine - chất truyền dẫn thần kinh có khả năng kiểm soát khu vực tưởng thưởng trong não bộ.

Nguyên do xuất phát từ giả thuyết lượng dopamine trong não cao có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, từ đó gây nói lắp.

Hiện tại, bản thân Maguire cũng đang sử dụng một loại thuốc hướng đến thụ thể dopamine để trị tật nói lắp của ông.

Rõ ràng phương thuốc có hiệu quả, bởi cách mà ông nói thực sự rất trôi chảy. Và đối với những người lớn lên với tật nói lắp và dấu hiệu bệnh xuất hiện trong suốt tuổi thơ – Maguire hiểu rất rõ một phương thuốc tốt có thể giúp đỡ nhiều đến mức nào.

"Nếu chúng ta có thể phát triển được phương thuốc hướng đến những vùng đó ở não, tức là có thể làm nên những điều khác biệt trong cuộc đời của nhiều người – đặc biệt là ở trẻ em" – Maguire nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Đăng ngày: 12/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News