Nguyên nhân khiến chim cánh cụt đối mặt sự tuyệt chủng hàng loạt

Chim cánh cụt ở Nam Cực có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng hàng loạt nếu dịch cúm gia cầm lan đến lục địa này.

Người đứng đầu Vụ các vùng cực Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung thuộc Vương quốc Anh, Jane Rumble, đưa ra thông tin trên hôm 25/9.

Một tờ báo ở Anh dẫn lời bà Rumble cho biết, khả năng lây nhiễm cúm gia cầm ở chim cánh cụt có thể cực kỳ tàn khốc...

Nguyên nhân khiến chim cánh cụt đối mặt sự tuyệt chủng hàng loạt
Chim cánh cụt hoàng đế ở Nam Cực. (Ảnh: Sputnik).

Đây là vấn đề thời gian chứ không phải vấn đề nó có xảy ra hay không.

Tờ báo đưa tin, quan chức này không nêu rõ có bao nhiêu loài chim có thể bị tiêu diệt, nhưng các chuyên gia tin rằng đó sẽ là một con số lớn, do loài chim cánh cụt có xu hướng sống thành đàn chật hẹp.

Báo cáo cho biết thêm, sự lây nhiễm có thể đến Nam Cực từ Nam Mỹ, khi hơn 100 triệu con chim cánh cụt di cư đến các địa điểm sinh sản trên đất liền.

Tờ báo nhấn mạnh, khách du lịch đi trên các tàu chở khách có thể bị cấm lên bờ ở Nam Cực trong năm nay do nguy cơ lây nhiễm bệnh, trong khi những người lên bờ có thể phải trải qua quy trình khử trùng.

Theo tờ báo trên, các biện pháp bảo vệ chim cánh cụt khỏi bị nhiễm trùng sẽ đặc biệt phù hợp trong năm nay vì dự kiến sẽ có lượng khách du lịch kỷ lục.

Hơn 115.000 người được cho là dự kiến sẽ đến thăm Nam Cực năm 2023, so với chỉ 38.000 người vào năm 2015.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu chim cánh cụt ở Nam Cực cũng đã được yêu cầu hoãn nghiên cứu của họ cho đến năm sau nếu có thể, tờ báo cho hay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách phân biệt con tôm và con tép

Cách phân biệt con tôm và con tép

Sẽ có độc giả bật cười rằng tôm - tép có gì mà không phân biệt được, nhưng người ở các địa phương khác nhau nói vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi.

Đăng ngày: 27/09/2023
Loài cá hút máu sống sót qua 4 cuộc đại tuyệt chủng

Loài cá hút máu sống sót qua 4 cuộc đại tuyệt chủng

Cá mút đá thuộc nhóm cá cổ đại Agnatha tiến hóa cách đây 450 triệu năm, trước cả khi khủng long xuất hiện.

Đăng ngày: 26/09/2023
Tham ăn, rắn chết tức tưởi vì rách họng khi nuốt cá

Tham ăn, rắn chết tức tưởi vì rách họng khi nuốt cá

Con rắn kém may mắn đã gặp một đối thủ " khó xơi". Kết quả là càng cố nuốt con cá, rắn bị gai đâm vào thành thực quản, gây ra vết thương nặng nề thậm chí là chết.

Đăng ngày: 23/09/2023
Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Lần đầu tiên tách chiết ARN từ loài vật đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học tách chiết thành công ARN từ hổ Tasmania, loài thú có túi ăn thịt sống ở Australia và tuyệt chủng cách đây gần một thế kỷ.

Đăng ngày: 22/09/2023
Tôm khủng long ba mắt -

Tôm khủng long ba mắt - "hóa thạch sống" đang gây ra một "cơn sốt" trong giới nghiên cứu!

Tôm khủng long ba mắt hay còn gọi là tôm nòng nọc đuôi dài, sinh vật này đã sinh sống trên Trái Đất suốt 300 triệu năm.

Đăng ngày: 21/09/2023
Loài rắn cực kỳ hung dữ, nhưng có ích cho nhà nông

Loài rắn cực kỳ hung dữ, nhưng có ích cho nhà nông

Dù không sở hữu nọc độc, rắn sọc dưa lại có tính cách rất hung dữ nên thường xuyên bị con người giết hại khi chạm trán. Rắn sọc dưa bắt chuột rất giỏi nên được xem như là loài rắn có ích.

Đăng ngày: 21/09/2023
Điều gì xảy ra khi loài sói lớn nhất hành tinh đối đầu loài mèo lớn nhất Bắc Mỹ?

Điều gì xảy ra khi loài sói lớn nhất hành tinh đối đầu loài mèo lớn nhất Bắc Mỹ?

Ở Bắc Mỹ, sói và báo sư tử (sư tử núi) đươc coi là những người hàng xóm và kẻ thù truyền kiếp. Chúng đều là những kẻ săn mồi hàng đầu và cũng coi động vật móng guốc lớn làm con mồi chính.

Đăng ngày: 21/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News