Nguyên nhân khiến nước biển ấm lên
Từ lâu, giới khoa học vẫn tin rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nhiệt độ tại các vùng biển Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ gia tăng trong một thế kỷ qua.
>>> Biển ấm lên có thể kéo cá mập đến Nam Cực: Những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ số ra ngày 22/9 lại cho thấy chính sự thay đổi tự nhiên về hướng và vận tốc của gió đại dương mới là "thủ phạm" gây ra tình trạng ấm lên ở các đại dương.
Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu khí quyển và đại dương thuộc Đại học Washington và Cơ quan Khí quyển và hải dương quốc gia Mỹ (NOAA) đã tiến hành so sánh nền nhiệt và áp suất không khí trên bề mặt các đại dương từ năm 1900 đến năm 2012. Áp suất không khí là số liệu căn cứ để đo tốc độ gió và xác định hướng gió.
Ảnh: spectrum.ieee.org
Theo báo cáo, trong giai đoạn trên, nền nhiệt trên bề mặt các vùng biển từ Hawaii đến Alaska cũng như các vùng biển phía dưới như British Columbia, Washington, Oregon và California đã tăng khoảng 1 độ F.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng hướng gió và sức gió thay đổi khiến nền nhiệt đại dương thay đổi. Cụ thể, sức gió càng mạnh khiến tốc độ bay hơi nước trên biển càng nhanh. Các loại gió từ phương Nam mang đến nền nhiệt ấm áp hơn, trong khi gió phương Bắc mang đến nền nhiệt mát mẻ hơn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này sau khi được công bố đã khiến nhiều nhà khoa học nghi ngờ. Một số chuyên gia khí tượng bày tỏ nghi ngại khi nhóm nghiên cứu đã không đưa ra hình ảnh phân tích đồ họa và các số liệu thống kê cặn kẽ. Nhiều chuyên gia khác lại đặt câu hỏi về việc làm thế nào nhóm nghiên cứu khẳng định sự thay đổi về hướng và vận tốc gió là tự nhiên và không phải do biến đổi khí hậu.
Giải thích về điều này, trưởng nhóm nghiên cứu Jim Johnstone nêu rõ giai đoạn nước biển ấm lên nhanh chóng từ năm 1920-1940 xảy ra trước khi lượng khí carbon thế giới thải ra gia tăng khó kiểm soát như hiện nay.
Trong khi đó, giai đoạn nước biển mát lên từ 1998-2013 cũng xảy ra khi nền nhiệt trung bình toàn cầu gần như ở mức rất cao. Cũng theo ông Johnstone, sự thay đổi về hướng và vận tốc gió xảy ra trước sự thay đổi về nhiệt của bề mặt các đại dương khoảng bốn tháng. Điều này cho thấy gió chính là yếu tố gây ra sự thay đổi nhiệt độ.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
