Nguyên tắc “5 đúng” trong sử dụng thuốc

Tuân thủ đúng 5 nguyên tắc trong sử dụng thuốc của Bộ Y tế sẽ hạn chế những sự cố đáng tiếc xảy ra do nhân viên y tế phát sai thuốc cho người bệnh.

Dùng thuốc đúng người bệnh

Dùng đúng thuốc đúng bệnh một trong những phần quan trọng nhất trong việc dùng thuốc. Nghĩa là phải đảm bảo rằng thuốc được được đưa vào đúng người bệnh sử dụng. Bởi có nhiều người bệnh giống nhau về tên, giống họ, thậm chí bằng tuổi. Vậy nên để tránh nhầm lẫn là khi có 2 người bệnh giống nhau ta cần sắp xếp giường khác và phòng khác nhau hoặc nếu không thì có thể cho họ nằm ở 2 vị trí cách xa nhau để tránh nhầm, và điều quan trọng nhất là ta phải hỏi tên họ, hỏi số giường, hỏi số phòng trước khi sử dụng thuốc.


Dùng đúng thuốc đúng bệnh một trong những phần quan trọng nhất trong việc dùng thuốc.

Sử dụng đúng thuốc

Lưu ý: Khi dùng thuốc cho người bệnh, các điều dưỡng phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:

  • Ngay khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa thuốc: lọ, ống, chai thuốc.
  • Ngay khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ.
  • Đọc trước khi trả chai, hoặc lọ thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào thùng rác.

Sử dụng đúng liều

Việc tính toán liều dùng cần phải được chính xác. Bởi vậy để tránh nhầm lẫn các điều dưỡng viên cần phải lấy thuốc trong môi trường hoàn toàn yên tĩnh, cần phải chú tâm cao độ, cũng không làm việc gì khác, và đôi khi cũng cần kiểm tra lại sự tính toán của chính mình bằng cách so với các điều dưỡng khác. Khi tính toán liều thuốc chính xác rồi thì người điều dưỡng phải biết dùng dụng cụ đo lường chính xác tới từng ml hay từng giọt một, hay như việc bẻ đôi một viên thuốc nên dùng các dụng cụ cắt thuốc cho cân xứng. Đối với số lượng thuốc quá nhỏ chỉ ài giọt ta có thể cho trực tiếp vào miệng người bệnh hoặc có thể cho một ít nước vào ly trước khi nhỏ thuốc vào để tránh thuốc dính vào ly.

Sử dụng đúng đường dùng thuốc

Sử dụng thuốc điều dưỡng viên cần phải kiểm tra chắc chắn thuốc dùng cho đường nào: đường uống, bôi ngoài da, hay niêm mạc hoặc tiêm vì nếu nhầm lẫn thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng cho người bệnh. Ví dụ: nếu thuốc dùng ngoài da lại đem uống sẽ gây ngộ độc bởi những chất không thể hấp thu qua niêm mạc tiêu hoá, hoặc thuốc dùng tiêm bắp lại dùng tiêm tĩnh mạch sẽ có thể gây thuyên tắc mạch bởi vì thuốc tiêm bắp có thể có tính chất không tan trong máu.

Sử dụng đúng thời gian

Cac điều dưỡng viên phải biết vì sao một số thuốc được cho y lệnh vào đúng một số giờ nhất định trong ngày. Ví dụ thuốc lợi tiểu không nên dùng sau 15h vì người bệnh có thể đi tiểu ban đêm dẫn đến mất giấc ngủ, hay như một số thuốc kháng sinh cần duy trì nồng độ thuốc đều trong máu bởi phải cách mỗi 8 tiếng hoặc 12 tiếng phải dùng thuốc một lần. Bởi vậy nếu không thực hiện đúng thì hiệu quả của việc điều trị sẽ giảm hoặc đôi khi sẽ mất tác dụng và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì

Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Đăng ngày: 01/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News