Nguyên tố có độ phóng xạ cao trong vỏ Trái đất chưa từng thu được

Lượng francium tồn tại trong vỏ Trái Đất chưa đến 28 g ở bất kỳ thời điểm nào và chưa ai từng thu được số lượng có thể cân đong được, theo IFL Science.

Nằm ở cuối bảng tuần hoàn và là nguyên tố có độ phóng xạ mạnh nhất trong bảng tuần hoàn, francium cực độc hại đối với bất cứ ai đến gần nó. Độ phóng xạ của nó lên tới 45.000 curi/mg.

Nguyên tố có độ phóng xạ cao trong vỏ Trái đất chưa từng thu được
Francium có số nguyên tử là 87 trên bảng tuần hoàn. (Ảnh: Intothelight Photography).

Trên thực tế, giới nghiên cứu chưa bao giờ có thể quan sát francium. Không có ứng dụng nào đã biết và dường như không thực hiện bất kỳ chức năng sinh học nào. Nó hiếm hoi và tồn tại chóng vánh đến mức giới khoa học muốn nghiên cứu nguyên tố phải tự tạo francium bằng cách để neutron va chạm với radium hoặc để proton va chạm với thorium.

Trong nhiều năm, sự tồn tại của francium chỉ nằm ở lý thuyết. Chính Dmitri Mendeleev, cha đẻ của bảng tuần hoàn hóa học, là người đầu tiên nêu giả thuyết có một kim loại kiềm chưa phát hiện ẩn trong vũ trụ với số nguyên tử là 87. Điều này dấy lên một cuộc chạy đua nhằm phát hiện nguyên tố bí ẩn. Nhiều nhà khoa học xuất chúng khẳng định đã tìm thấy nó, nhưng kết quả của họ bị bác bỏ sau đó.

Đồng vị duy nhất tồn tại trong tự nhiên của francium là francium-223 hình thành trong quá trình phân rã phóng xạ của actinium. Năm 1939, nó được phát hiện lần đầu tiên bởi một nhà vật lý người Pháp Marguerite Perey làm việc với actinium ở Viện Radium tại Paris, người từng làm trợ lý cá nhân cho Marie Curie. Nguyên tố 87 sau đó được đổi tên thành "francium" theo quê hương của Perey.

Những quan sát sau khi phát hiện hé lộ francium-223 có chu kỳ bán rã chỉ 22 phút. Trong khi đó, uranium-235, một đồng vị phóng xạ dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện nguyên tử, có chu kỳ bán rã khoảng 700 triệu năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vén màn bí ẩn lục địa thứ 8 của Trái đất: 94% nằm dưới nước, rộng lớn bằng một nửa nước Úc

Vén màn bí ẩn lục địa thứ 8 của Trái đất: 94% nằm dưới nước, rộng lớn bằng một nửa nước Úc

Sau thời gian dài, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã vẽ được bản đồ hoàn chỉnh của lục địa Zealandia – lục địa thứ 8 trên Trái đất.

Đăng ngày: 16/10/2024
Người dân Philippines bất ngờ chứng kiến hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời

Người dân Philippines bất ngờ chứng kiến hiện tượng kỳ lạ trên bầu trời

Nhiều người dân địa phương đã vô cùng bất ngờ khi chứng kiến một hiện tượng kỳ lạ khiến bầu trời bị chia thành hai nửa sáng tối.

Đăng ngày: 16/10/2024
Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu viên đạn Shinkansen thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu viên đạn Shinkansen ra đời cách đây 60 năm đã tạo nên cuộc cách mạng trong ngành giao thông tốc độ cao không chỉ ở Nhật Bản mà nhiều nước khác trên thế giới.

Đăng ngày: 15/10/2024
Nguy hiểm tiềm ẩn bên trong những ngọn núi không có tiếng chim hót và côn trùng kêu

Nguy hiểm tiềm ẩn bên trong những ngọn núi không có tiếng chim hót và côn trùng kêu

Nếu bạn gặp một ngọn núi sâu mà không có côn trùng và chim chóc, hãy quay lại ngay lập tức. Đừng đi một mình.

Đăng ngày: 15/10/2024

"Giấc mơ mặc khải" của Descartes: Thứ mở ra toàn bộ hình học giải tích không gian và nền triết học cho nhân loại

Đã bao giờ bạn đang ngủ thì giật mình tỉnh dậy, và cảm thấy đầu mình như nổ tung hay chưa?

Đăng ngày: 14/10/2024
Giải mã bí ẩn về sức hút của bức họa

Giải mã bí ẩn về sức hút của bức họa "Cô gái đeo khuyên tai ngọc trai"

Đây là tác phẩm được yêu thích suốt nhiều thế kỷ qua, và giờ đây, nhờ công nghệ hiện đại, lý do khiến bức tranh này có sức hút kỳ lạ đã được khám phá.

Đăng ngày: 14/10/2024
Tại sao hơn 200 con cá bị

Tại sao hơn 200 con cá bị "niêm phong" cùng lúc trong một hóa thạch từ 50 triệu năm trước?

Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một nhóm hóa thạch cá cực kỳ hiếm tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, thu hút sự chú ý của cộng đồng khoa học quốc tế.

Đăng ngày: 13/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News