Nhà khoa học dự đoán tuổi thọ con người có thể lên tới... 5000 năm
Aubrey De Gray - nhà khoa học chuyên nghiên cứu về di truyền thuộc đại học Cambrige - từng đưa ra tuyên bố đầy ấn tượng: "Trong thế kỷ 21, tuổi thọ của con người ở các nước phát triển có thể đạt đến... 5000 năm!".
Dự đoán mới về tuổi thọ của con người
Nhà sinh học Nga vĩ đại Ivan Pavlov - người đã từng được tặng giải Nobel về Sinh lý học - khẳng định con người hoàn toàn có thể sống đến 120 tuổi là giới hạn do tạo hoá ấn định. Theo ông, chính vì môi trường bị nhiễm độc và cách sống thiếu lành mạnh đã hạn chế con người sống đến thời hạn đó. Ilia Mechnhicov - một nhà sinh học Nga khác, người cũng từng đoạt giải Nobel - cho rằng con người có thể sống tới 300 tuổi với những điều kiện mà trong thế kỷ 20 không thể thực hiện được, còn từ đầu thế kỷ 21, khả năng sống đến trên 100 tuổi hoàn toàn nằm trong tầm tay của con người.
Ilia Mechnhicov cho rằng đó chưa phải là giới hạn tuổi thọ của con người. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, nhà sinh lý học Đức Axel Mayer đã từng nâng giới hạn tuổi thọ của con người lên tới con số 1.000 năm, ngang với giới hạn tuổi ghi trong Kinh thánh. Giới hạn tuổi thọ đó đã đạt đến mức gần như viễn tưởng. Tuy nhiên, ít ai tin vào các dự báo đó. Ấy thế mà cách đây 10 năm, nhà y học Aubrey De Gray lại đưa ra giới hạn tuổi thọ của con người lên mức 5000 năm! Vậy Aubrey De Gray là ai?
Aubrey De Gray trong một buổi phát biểu về tuổi thọ con người năm 2010 tại London.
Với cái tên đầy đủ Aubrey David Nicholas Jasper de Grey, ông là người lãnh đạo chương trình nghiên cứu khoa học mang tên “Chiến lược ngăn chặn quá trình hóa già”. Ông khẳng định các công trình nghiên cứu của ông có các tri thức mới về nguyên lý khoa học dựa trên cơ sở các thành tựu mới nhất của ngành di truyền học. Mục đích của chương trình do Aubrey De Gray lãnh đạo là làm chậm quá trình hóa già đến mức thấp nhất. Bằng cách nào vậy? Rất đơn giản: giảm đến mức tối đa các tác động độc hại của các yếu tố khác nhau đối với con người ngay từ khi mới lọt lòng.
Phát đoán của Aubrey De Gray bắt nguồn từ một tiên đề khoa học cho rằng nếu khoa học trong thế kỷ 20 đạt được thành tựu đột phá, đem lại cho loài người khối lượng kiến thức và phát minh nhiều hơn cả toàn bộ lịch sử trước đó thì trong 100 năm tới, tiến bộ khoa học sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh hơn và đạt tới những đỉnh cao khó có thể hình dung được. Chúng ta thậm chí không thể tưởng tượng được cuộc sống của con người sẽ thay đổi đến mức nào vào cuối thế kỷ 21. Sự khác nhau giữa cuộc sống hôm nay với những gì sau 100 năm tới sẽ lớn hơn nhiều so với sự khác nhau giữa cuộc sống thời nguyên thủy và cuộc sống của đương đại của chúng ta.
Theo Aubrey De Gray, điều chủ yếu là khoa học sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trước nhân loại. Thí dụ, sẽ biến hành tinh của chúng ta thành một môi trường lý trưởng về mặt sinh thái, tạo khả năng phát triển một cuộc sống lành mạnh đến mức tối đa. Bởi lẽ, quá trình lão hóa chính là phản ứng của cơ thể đối với môi trường xung quanh. Chúng buộc con người phải thường xuyên thích nghi với những thay đổi và do đó phải tổn hao sức lực quá lớn, làm tiêu hao tiềm năng của cơ thể và cuối cùng làm cho toàn bộ các cơ quan nội tạng của cơ thể bị rối loạn và không còn hoạt động được nữa.
Các thành phố tương lai sẽ toàn những người sống tới 5000 năm?
Một khi những vấn đề sinh thái sẽ được giải quyết, sẽ khắc phục được các nguyên nhân gây nên sự hóa già. Xuất phát từ đặc điểm của cơ thể con người, Aubrey De Gray đã tính được giới hạn tuổi thọ của con người là 5.000 năm.
Theo Aubrey De Gray, con người sau hàng nghìn năm tiến hóa đã thay đổi cùng với sự thay đổi môi trường xung quanh. Con người phải thích nghi với mọi thay đổi, hoàn thiện cơ thể, tạo ra các cơ chế bảo vệ, buộc một cơ quan nào đó tăng cường chức năng hoặc phát triển các chức năng mới. Cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn và có sức sống hơn. Quá trình đó một khi được khởi động thì không dừng lại. Aubrey De Gray từng nhận định rằng khoa học trong thế kỷ này sẽ hoàn toàn biến đổi hành tinh của chúng ta, loại bỏ tất cả các yếu tố tiêu cực đã từng buộc cơ thể phải tiêu hao năng lượng để vượt qua. Như vậy sẽ không còn điều kiện cho sự hóa già bởi vì sự hao mòn các cơ quan nội tạng sẽ chậm lại một cách đáng kể.
Liệu con người có cần đến sự bất tử? Mơ ước sống lâu, thậm chí là bất tử, con người lại hoàn toàn không có khái niệm điều đó sẽ đem lại điều gì cho loài người nói chung. Sau khi xử lý kết quả thăm dò dư luận, các nhà khoa học đưa ra dự báo về sự phát triển của xã hội và đi tới một kết luận thật đáng buồn. Trước hết là sẽ không còn khái niệm hôn nhân.
Con người chỉ đơn giản giao tiếp với nhau và họ sẽ thay đổi bạn tình một lần trong 2 - 3 năm, cứ thế trong suốt cả hàng thế kỷ. Tiếp đến, họ không cần duy trì nòi giống. Họ sẽ không thích sinh con. Trẻ em chỉ còn sinh ra trong ống nghiệm. Tiếp theo quá trình đó là sẽ sụp đổ các đức tin về tôn giáo, không còn các thể chế chính trị điển hình, con người không còn bị kiểm soát bởi bất kỳ một quy định nào và họ sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau một cách phi pháp. Quá trình đó sẽ mang tính phổ biến và dân số trên hành tinh sẽ giảm tới 100 lần. Những người còn sống sót sẽ quay trở lại với thời kỳ nguyên thủy và sẽ ở trong trạng thái đó một cách vĩnh viễn.
Mặc dù vậy, Aubrey De Gray cùng nhấn mạnh rằng một khi có được sự bất tử, các nhà khoa học không còn nghĩ đến những hậu quả của khả năng đó đối với con người. Nhưng hậu quả đó cần phải được suy nghĩ một cách nghiêm túc. Vậy nên, theo các chuyên gia xã hội học, trong khi loài người đang hướng tới niềm khát khao được sống lâu, hoặc được bất tử, thì một câu hỏi tưởng chừng giản đơn là con người sẽ sống thế nào với trường tồn hoặc bất tử của mình, vẫn còn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa
Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?
Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.
