Nhà khoa học gốc Việt biến tim chuột thành tim người

Từ tim chuột, một nhà khoa học gốc Việt tại Thụy Điển cùng đồng nghiệp tìm ra cách tạo ra tim người cỡ nhỏ.

Trong hội thảo Khoa học Tim mạch cơ bản của Hiệp hội Tim mạch Mỹ tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ hôm 13/7, các nhà nghiên cứu ở Thụy Điển đã trình bày kỹ thuật biến tim chuột thành tim người.

Nhà khoa học gốc Việt biến tim chuột thành tim người
Đột phá này sẽ giúp việc thực hiện những nghiên cứu về bệnh tim trở nên dễ dàng hơn.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một quả tim mà họ lấy từ cơ thể chuột, rồi bơm một dung dịch đặc biệt vào các tĩnh mạch và động mạch của tim. Tác động của dung dịch cho phép nhóm nghiên cứu lấy ra tất cả tế bào, chỉ để lại bộ khung.

Dù các tế bào đã mất, bộ khung vẫn còn đủ mọi loại protein và collagen. Các van và 4 buồng của tim cũng còn nguyên.

Sau đó họ đưa tế bào người vào bộ khung tim chuột và cho máu lưu thông trong toàn bộ tim để kích thích hoạt động co bóp của tim.

Nhờ nỗ lực của họ, bộ khung và tế bào phát triển thành tim người cỡ nhỏ. Kết quả theo dõi bằng máy chụp cắt lớp cho thấy các mạch máu và van tim hoạt động bình thường.

"Sự phát triển của cơ quan nội tạng người thu nhỏ từ nội tạng chuột sẽ mang tới mẫu vật chất lượng cao đối với nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng dược phẩm", tiến sĩ Duong Nguyen bình luận.

Nhà khoa học gốc Việt biến tim chuột thành tim người
Tiến sĩ Duong Nguyen, một nhà nghiên cứu gốc Việt đang làm việc cho tập đoàn dược phẩm ở Thụy Điển đã chỉ đạo nghiên cứu.

Đột phá này sẽ giúp việc thực hiện những nghiên cứu về bệnh tim trở nên dễ dàng hơn. Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.

Tim người nhân tạo không chỉ khiến quá trình thử thuốc mới để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả trở nên dễ dàng hơn, mà còn có thể dẫn tới sự ra đời của một phương pháp mới nhằm tạo ra tế bào cơ tim nhân tạo.

Nhóm nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó họ sẽ tạo ra tim nhân tạo to như tim thật để phục vụ các ca cấy ghép tim.

Giới khoa học từng tin rằng, trong tương lai chúng ta sẽ có thể tạo ra tim người bằng cách lấy tim lợn, bỏ hết tế bào rồi thay thế chúng bằng tế bào người.

Khi tế bào người phát triển thành công trên bộ khung của tim lợn, bác sĩ có thể cấy nó vào cơ thể người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Vì sao trẻ nhỏ cũng mắc bệnh tình dục sùi mào gà?

Vì sao trẻ nhỏ cũng mắc bệnh tình dục sùi mào gà?

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế lao động (Hà Nội) cho biết, nhiều người vẫn nghĩ bệnh sùi mào gà chỉ lây qua đường tình dục và thường gặp ở những người trưởng thành quan hệ bừa bãi.

Đăng ngày: 18/07/2017
Bắt bệnh qua vị trí đau ở bụng

Bắt bệnh qua vị trí đau ở bụng

Đau bụng có thể bình thường không nguy hiểm, nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn cần chú ý đến sức khỏe hơn. Việc xác định vị trí đau có thể giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân.

Đăng ngày: 17/07/2017
Làm việc quá 55 tiếng một tuần sẽ làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim

Làm việc quá 55 tiếng một tuần sẽ làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim

Một nghiên cứu lớn đã cho thấy những người làm việc nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ cao bị loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến khả năng bị đột quỵ, suy tim, giảm trí nhớ.

Đăng ngày: 16/07/2017
Ảnh hưởng xấu của ánh sáng điện thoại thông minh tới cơ thể

Ảnh hưởng xấu của ánh sáng điện thoại thông minh tới cơ thể

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại vào ban đêm khiến não ngừng sản xuất melatonin, làm người sử dụng khó chìm vào giấc ngủ.

Đăng ngày: 16/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News