Nhà khoa học lên tiếng về đám mây đen kỳ lạ trên biển Sầm Sơn

Hai ngày gần đây, dư luận đang bàn tán, tranh luận nhiều về hình ảnh đám mây đen có hình thù kỳ quái, đen kịt như hình một chiếc đĩa bay, trận siêu bão đang sà xuống "nuốt" biển Sầm Sơn (TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được một số du khách ghi lại vào chiều muộn ngày 3/8.

Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm thấy. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng đây chỉ là sản phẩm photoshop của một số người nhằm thu hút sự tò mò, chú ý.

Nhà khoa học lên tiếng về đám mây đen kỳ lạ trên biển Sầm Sơn
Hiện tượng đám mây đen khổng lồ "nuốt" trọn biển Sầm Sơn gây tranh cãi - (Ảnh: Facebook)

Trước thông tin trên, tiến sĩ Bùi Minh Tăng, nguyên Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, đám mây đen khổng lồ tại bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) là hiện tượng vòi rồng hoặc hiện tượng sau bão.

"Hiện tượng này là hiếm xuất hiện ở Việt Nam nên nhiều người dân hoang mang lo sợ hoặc thấy kỳ lạ. Tuy nhiên, hiện tượng này xuất hiện nhiều nơi trên thế giới và hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên không có gì đáng lo ngại" - tiến sĩ Bùi Minh Tăng trấn an.

Còn lãnh đạo Viện Vật lý Địa cầu cho biết đám mây có hình thù kỳ lạ trên thực tế là hiện tượng thời tiết bình thường. Tuy nhiên, phải thẩm định rõ thông tin về việc hiện tượng này có thật không. "Thực tế, trên mạng xã hội có những thông tin nhạy cảm, vì vậy phải thẩm định cho chuẩn xác thông tin" - lãnh đạo Viện Vật lý cảnh báo.

  • Video: Mây giông hình “quái vật” xuất hiện ở biển Sầm Sơn
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Cách nuôi chó của chúng ta đang khiến Trái đất nóng lên từng ngày

Cách nuôi chó của chúng ta đang khiến Trái đất nóng lên từng ngày

Một nghiên cứu mới đây mới chỉ ra rằng ngay đến cách chúng ta nuôi chó, mèo cũng có thể khiến Trái đất nóng lên từng ngày.

Đăng ngày: 05/08/2017
Trong vòng 80 năm tới, ra đường vào mùa hè sẽ ngang với tự sát

Trong vòng 80 năm tới, ra đường vào mùa hè sẽ ngang với tự sát

Quá trình biến đổi khí hậu đang khiến mùa hè nóng lên theo từng năm. Và theo một nghiên cứu mới đây, sẽ đến thời điểm ngay cả việc đi ra ngoài ở một số nơi trên thế giới cũng đồng nghĩa với tự sát.

Đăng ngày: 04/08/2017

"Rừng ma" lan nhanh tại Bắc Mỹ do biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học Mỹ cho biết hiện tượng rừng ven biển chết do nước biển xâm thực xuất hiện ngày càng nhiều và nhanh trên thế giới và là bằng chứng rõ ràng của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 03/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News