Nhà khoa học Nhật Bản và câu chuyện tế bào gốc

Nhà nghiên cứu tế bào gốc, giáo sư Shinya Yamanaka, người đồng nhận giải Nobel Y học năm 2012, ngày 7/12 đã thể hiện quyết tâm sử dụng tế bào gốc đa năng nhân tạo (iPS) để chữa trị những căn bệnh suy nhược mà đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trong bài giảng hàng năm tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, trước lễ trao giải Nobel ngày 10/12 tới, nhà khoa học Nhật Bản đã chia sẻ câu chuyện thú vị dẫn đến phát hiện khoa học quan trọng, đó là sản xuất thành công iPS nhờ hàng loạt những khám phá ngoài mong đợi.

Trước khi kể về những phát hiện thú vị từ các bài thí nghiệm mà các thầy đã giao cho ông, giáo sư Yamanaka chia sẻ: “Tôi có hai người thầy lớn trong những ngày đầu làm khoa học”. Người thầy đầu tiên chính là tuýp người như Giáo sư Katsuyuki Miura Đại học Thành phố Osaka và Tom Innerarity, thời điểm đó là điều tra viên cấp cao tại Viện Gladstone, Mỹ. Yamanaka cho biết hai người này luôn biết động viên và khích lệ các nhà khoa học trẻ ngay cả khi những kết quả trong thí nghiệm đều cho kết quả mâu thuẫn với giả thuyết mà họ đưa ra. Ông cho biết ông đã cố gắng làm một người thầy tốt giống như họ nhưng điều đó quả thật “rất khó".

Một người thầy lớn khác “chính là thiên nhiên” - "người" đã mang lại cho Yamanaka những kết quả ngoài mong đợi, cũng là "người" đã mang lại cho ông các kế hoạch hoàn toàn mới mẻ.

Nhà khoa học Nhật Bản và câu chuyện tế bào gốc
Giáo sư Shinya Yamanaka

Nhà khoa học Nhật Bản này cho biết lần đầu tiên ông đã không thể hình dung được là sẽ mất bao lâu trước khi xác định được các nhân tố then chốt cần thiết để tái lập trình các tế bào sinh dưỡng thành tế bào iPS. Ông cũng từng băn khoăn rằng liệu có thể sẽ phải mất tới "10, 20, 30 năm hoặc thậm chí có thể còn lâu hơn nữa” để đi đến khám phá này. Tuy nhiên, cuối cùng thì nhóm của ông chỉ mất có 6 năm trước khi đạt được đột phá quan trọng vào năm 2006 khi Yamanaka phát hiện ra một lựa chọn khác với việc phải phá huỷ các phôi người, từ đó xua tan những trở ngại về mặt luân lý và đạo đức trong công nghệ tế bào gốc.

Giáo sư Yamanaka, 50 tuổi, đã cho phép các nhà nghiên cứu trẻ làm việc tại phòng thí nghiệm của mình, đặc biệt là Kazutoshi Takahashi, một giảng viên đại học Kyoto, và hai nhà nghiên cứu khác nhằm tăng tốc cho khám phá mới của mình. Ông nói: “Nếu không có những cống hiến hết mình của ba người đó, chúng ta có thể sẽ không bao giờ sản xuất được tế bào gốc iPS, ít nhất là ngay trong phòng thí nghiệm của mình... Tôi cảm thấy vô cùng tự hào về các khoa học trẻ".

Yamanaka cũng cho biết những nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc iPS (CiRA) của đại học Kyoto, một viện nghiên cứu do ông làm Viện trưởng, được cho là sẽ giúp kiểm tra các điều kiện và sàng lọc các loại thuốc cho các căn bệnh liên quan đến tế bào thần kinh vận động như bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, một căn bệnh về suy yếu hoạt động của hệ cơ hiện chưa có phương thuốc nào chữa trị đặc hiệu.

Trước đó một ngày, nhà khoa học John Gurdon, 79 tuổi, người đồng nhận giải Nobel Y học với Yamanaka năm nay và là giáo sư danh dự Đại học Cambridge, cũng đã có bài giảng thường niên. Yamanaka cho biết ông cảm thấy rất vinh dự khi được chọn là người cùng nhận giải thưởng với Giáo sư Gurdon, người khai phá ra lĩnh vực tái lập trình hạt nhân cách đây nửa thế kỷ, thời điểm Yamanaka mới ra đời.

Sau bài giảng, Giáo sư Yamanaka cho biết ông đã phần nào bớt căng thẳng khi đã hoàn thành một trong những sự kiện quan trọng trong chuyến thăm của mình tới Stockholm và tự chấm “60% điểm” trong bài giảng bằng tiếng Anh của mình. Vợ của Yamanaka, bà Chika, 50 tuổi, cho biết bà cảm thấy xúc động khi lắng nghe bài giảng của chồng vì nó khiến bà nhớ lại nhiều kỷ niệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cha đẻ thủ thuật xử trí hóc dị vật Henry Heimlich qua đời

Cha đẻ thủ thuật xử trí hóc dị vật Henry Heimlich qua đời

Bác sĩ Henry Heimlich, người sáng tạo ra thủ thuật xử lý hóc dị vật qua đời ngày 17/12 ở tuổi 96 sau một cơn đau tim.

Đăng ngày: 19/12/2016
Phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay quanh Trái Đất qua đời

Phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay quanh Trái Đất qua đời

John Glenn, phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh quỹ đạo Trái Đất và cũng là người lớn tuổi nhất từng đi vào không gian, đã qua đời ngày 8/12 ở tuổi 95.

Đăng ngày: 09/12/2016
Giống lúa như phép màu cứu sống hàng triệu người

Giống lúa như phép màu cứu sống hàng triệu người

Giống lúa do một nông dân Ấn Độ trồng đầu tiên năm 1967 cho sản lượng lên tới 10 tấn trên một hecta được coi như một phép màu vì cứu sống hàng triệu người.

Đăng ngày: 06/12/2016
Nơi an nghỉ của khí cầu lớn nhất thế giới

Nơi an nghỉ của khí cầu lớn nhất thế giới

Những gì còn lại của khinh khí cầu lớn nhất thế giới Hindenburg đang được lưu giữ tại một nhà chứa máy bay khổng lồ gần thủ đô Rio de Janeiro, Brazil.

Đăng ngày: 03/12/2016
Năm nhà khoa học nữ Việt Nam được UNESCO vinh danh

Năm nhà khoa học nữ Việt Nam được UNESCO vinh danh

GS.TS Nguyễn Thị Lang - tiến sĩ của những giống lúa mới, và TS Nguyễn Thị Mùa - tác giả của những loại vật liệu chịu nhiệt, đã được trao tặng giải thưởng "Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học".

Đăng ngày: 30/11/2016
5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

5 nhà khoa học Việt vào top ảnh hưởng nhất thế giới

Thomson Reuters, tổ chức hàng đầu thế giới về theo dõi và công bố thông tin tri thức vừa công bố danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới năm 2016

Đăng ngày: 22/11/2016
Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Người phụ nữ nắm giữ 4 kỷ lục hàng không vũ trụ

Phi hành gia Peggy Whitson thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức trở thành người phụ nữ lớn tuổi nhất trong lịch sử từng có mặt bên ngoài bầu khí quyển trái đất rạng sáng 18/11 (giờ Việt Nam).

Đăng ngày: 21/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News