Nhà khoa học nuôi cấy trái tim để ghép cho người
Trái tim được nuôi cấy từ nội tạng của lợn và tế bào người có thể sớm được sử dụng trong ghép tạng.
Nhà sinh học phân tử Doris Taylor đã nhìn thấy các tế bào của trái tim đặc biệt đập trong đĩa Petri của phòng thí nghiệm.
Tiến sĩ Taylor, Giám đốc nghiên cứu Y học tái tạo tại Viện Tim Texas (Mỹ), thông tin, bằng cách sử dụng mô của chính bệnh nhân, các nhà khoa học có thể tạo ra một lựa chọn kết hợp với các tế bào lợn mà cơ thể sẽ không đào thải.
"Điều này thực sự đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi muốn tái tạo lại trái tim để cứu sống các bệnh nhân”, bà Taylor nói.

Nữ tiến sĩ cho biết cấy ghép trái tim trên có thể trở thành một quy trình được lên kế hoạch chứ không phải giải pháp cuối cùng.
"Nguy cơ của bệnh nhân được giảm bớt do không cần sử dụng thuốc chống thải ghép. Chính các tế bào của bạn đã tạo nên trái tim đó. Điều này cũng giúp giảm chi phí”, bà Taylor giải thích.
Một robot được dạy để đưa các tế bào gốc của con người vào trái tim sao chép trong môi trường vô trùng. Bà Taylor đã chiếu một đoạn video ghi lại hình ảnh trái tim từ giai đoạn trong mờ chuyển sang màu hồng.
"Đây là bước đầu tiên thực sự điều trị bệnh tim - căn bệnh gây tử vong số một ở cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới. Tôi muốn cung cấp trái tim đó cho tất cả mọi người", nhà khoa học hào hứng.

Giám đốc điều hành của Công ty Giải pháp nâng cao, Michael Golway, đánh giá cao công việc và sự kiên trì của bà Taylor trong dự án kéo dài nhiều năm.
Ông Golway nói: "Tiến sĩ Taylor đã kiên trì trong nhiều năm, chiến đấu với những thất bại để tìm ra và phát triển loại tế bào phù hợp".
Bà Taylor lần đầu tiên quan tâm đến việc phát triển trái tim để cấy ghép khi làm việc tại Đại học Duke vào năm 1988. Họ đã tiêm các tế bào của con người vào trái tim bị hỏng của một con thỏ.
Năm 2008, bà đã đạt được thành công khi cùng nhóm nghiên cứu tại Đại học Minnesota loại bỏ tế bào tim của một con chuột và bắt đầu làm việc với cấu hình còn lại.
Sau bước đột phá này, bà chuyển sang thử nghiệm với trái tim của lợn vì sự tương đồng về giải phẫu của chúng với con người.

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Những nguyên nhân khiến bạn phân tâm khi làm việc và học tập
Có hàng tá những thứ xung quanh bạn luôn làm bạn mất tập trung. Vậy phải giải quyết chúng như thế nào?
