Nhà khoa học Việt được vinh danh "tài năng trẻ thế giới"
PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân được L’Oréal – UNESCO vinh danh Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới năm 2022 với những đóng góp trong lĩnh vực pin nhiên liệu.
Lễ trao giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới thuộc chương trình giải thưởng khoa học L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tổ chức tại Paris tối 22/6. PGS. TS Hồ Thị Thanh Vân cùng với 14 nhà khoa học nữ trẻ xuất sắc đại diện cho 5 châu lục đã được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới năm nay. Giải thưởng vinh danh các nhà khoa học nữ trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, môi trường, vật lý, toán học và khoa học máy tính.
Đây là lần thứ 3 Việt Nam có nhà khoa học được xướng tên ở giải thưởng này. Giải thưởng trị giá 15.000 Euro (15.840 USD), cùng các chương trình đạo tạo lãnh đạo nữ.
PGS Hồ Thị Thanh Vân (phải) nhận giải thưởng tại Pari tối 22/6. (Ảnh: BTC)
PGS Hồ Thị Thanh Vân hiện là giảng viên, Trưởng phòng khoa học công nghệ và Quan hệ đối ngoại, Đại học Tài nguyên và môi trường TP HCM. Chị được Hội đồng Khoa học Thế giới L’Oreal- UNESCO for Women in Science chọn lựa trao giải với nghiên cứu về pin nhiên liệu.
Công trình của PGS Vân đã thay thế bạch kim trong pin nhiên liệu, giúp giảm giá thành mà pin có độ bền cao hơn. Kết quả là chị đã tạo ra loại pin nhiên liệu có giá thành rẻ hơn loại thông thường 20%. Trước kia một hệ thống pin nhiên liệu có giá khoảng 300 triệu đồng thì nay chỉ còn 240 triệu đồng.
Nghiên cứu được đánh giá là giúp tối ưu hóa hoạt động của pin nhiên liệu để cải thiện hiệu suất và cho phép sản xuất năng lượng hydro bền vững, tránh việc đốt nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng khí thải carbon.
Nghiên cứu này từng được Hội đồng Khoa học cấp quốc gia L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học trao giải thưởng Nhà khoa học nữ tài năng Việt Nam năm 2019.
Theo PGS. TS Hồ Thị Thanh Vân, thành công trong nghiên cứu này sẽ góp phần mở ra một con đường chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, theo đó nhiên liệu tái tạo, nhiên liệu xanh và bền vững sẽ được sử dụng trong một chu kỳ liên tục. "Cách tiếp cận này sẽ định hình cho các giải pháp công nghệ năng lượng và kỹ thuật hiệu quả cao của thế kỷ 21", chị nói.
PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân tại phòng thí nghiệm. (Ảnh: NVCC)
Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh, Giám đốc Chương trình giải thưởng khoa học quốc gia L’Oreal – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học tại Việt Nam, cho biết, được triển khai từ năm 2009, chương trình đã tôn vinh 32 nhà khoa học nữ Việt Nam, giúp nối kết các nhà khoa học nữ Việt Nam với cộng đồng nghiên cứu khoa học quốc tế. Chương trình cũng hỗ trợ giới thiệu những công trình nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những thách thức của xã hội hiện đại của các nhà khoa học nữ Việt Nam ra thế giới.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
