Nhà khoa học Việt nghiên cứu công nghệ diệt khuẩn từ nano vàng

Nhóm nghiên cứu tại SHTP - Labs phát triển công nghệ nano vàng cấu trúc ngôi sao (goldstar) tiêu diệt hơn 90% vi khuẩn, ứng dụng vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Sản phẩm do thạc sĩ Huỳnh Trọng Phát (37 tuổi, trưởng nhóm) cùng 8 cộng sự tại Trung tâm nghiên cứu triển khai, Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP - Labs) nghiên cứu từ năm 2018 với mục tiêu tạo ra loại vật liệu mới có khả năng diệt khuẩn cao, an toàn với người sử dụng.

Anh Phát cho biết, các nghiên cứu gần đây về nano vàng chủ yếu ở dạng cầu, phục vụ phát triển các sản phẩm chống lão hóa, chống oxy hóa, dưỡng da... Nhưng tính năng kháng khuẩn lại cho hiệu quả rất thấp. Nano vàng cấu trúc ngôi sao cho hiệu quả kháng khuẩn cao hơn. Bởi vì cấu trúc này là một dạng nano dị hướng, khi tiếp xúc vi khuẩn sẽ tiêu diệt theo ba cơ chế chính gồm phá thành tế bào vi khuẩn, xâm nhập kết cụm tế bào vi khuẩn, ức chế quá trình sinh trưởng vi khuẩn, giúp điều trị một số bệnh về da như mụn, tổn thương da mức độ từ nhẹ đến trung bình.

Nhà khoa học Việt nghiên cứu công nghệ diệt khuẩn từ nano vàng
Nhà khoa học tại SHTP - Labs nghiên cứu tạo nano vàng cấu trúc ngôi sao. (Ảnh: Hà An)

Để tạo nano vàng cấu trúc ngôi sao, nhóm sử dụng các chất tương thích sinh học có chiết xuất thiên nhiên như chitosan từ vỏ cua, sử dụng chất khử vitamin C... Cùng với muối vàng HAuCl4, polymer sinh học và vitamin C, nhóm nghiên cứu đã dùng các phản ứng hóa học để tạo nano vàng cấu trúc ngôi sao.

Theo nhóm nghiên cứu, sự khác biệt giữa tạo nano vàng hạt cầu và cấu trúc ngôi sao chính là sử dụng nhiệt độ trong quá trình phản ứng. Nhóm đã thử nghiệm và lựa chọn được nhiệt độ thích hợp.

Việc sử dụng các chất thiên nhiên giúp an toàn với người sử dụng, tuy nhiên nhóm đánh giá hiệu suất thu được không quá cao. "Đây được coi là một hạn chế của phương pháp này. Để khắc phục một phần, nhóm sử dụng sóng siêu âm giúp cung cấp năng lượng làm tăng hiệu suất thu được hạt nano goldstar có kích thước vài chục nanomet nằm trong dung môi nước".

Nhà khoa học Việt nghiên cứu công nghệ diệt khuẩn từ nano vàng
Thành phẩm nano vàng trong dung môi nước. (Ảnh: Hà An).

Theo anh Phát, công đoạn khó nhất trong việc tạo hạt nano goldstar việc kiểm soát hình dạng mong muốn về kích thước, độ dài vật liệu theo dạng cấu trúc ngôi sao để đạt hiệu suất cao nhất. Khối lượng vàng để tạo ra dạng nano được sử dụng với lượng sử dụng rất nhỏ, chỉ vài chục microgram trên mỗi ml dung môi. Điều này khiến chi phí giá thành khi thương mại hóa không quá cao. "Vàng vốn thân thiện con người, tính tương thích sinh học cao. Phương pháp nghiên cứu của nhóm theo nguyên tắc xanh nên đây là cơ sở để sản phẩm khả thi trong việc thương mại hóa". Hạt nano goldstar có thể gắn lên các bề mặt vật liệu khác như vải làm băng gạc giúp hỗ trợ nhanh lành vết thương hay làm nguyên liệu chính sản xuất các dạng gel trị mụn.

Sản phẩm nano goldstar được nhóm hợp tác với công ty Mediworld cùng một số đơn vị khác tiến hành các bước thử nghiệm cấp độ tế bào, trên động vật và trên người theo quy chuẩn về trang thiết bị y tế loại A (mức độ rủi ro thấp) của Bộ Y tế. Kết quả thử nghiệm cho thấy, với sản phẩm gel trị mụn hiệu quả từ sau 1 - 6 tháng sử dụng tùy mức độ bệnh.

Nhà khoa học Việt nghiên cứu công nghệ diệt khuẩn từ nano vàng
Hình ảnh nano có cấu trúc hình ngôi sao trên kính hiển vi điện tử. (Ảnh: NVCC).

Theo TS Ngô Võ Kế Thành, Giám đốc SHTP - Labs vật liệu nano goldstar là một hướng nghiên cứu được giới khoa học quốc tế quan tâm trong vài năm trở lại đây và có nhiều công bố khoa học. Trong nước hiện không có nhiều nhóm nghiên cứu theo hướng này.

Theo ông, công nghệ này có thể phát triển thành nhiều loại sản phẩm trong lĩnh vực y sinh giúp điều trị ung thư, làm các cảm biến sinh học giúp phát hiện bệnh... "Hiện sản phẩm được nhóm nghiên cứu phối hợp doanh nghiệp thương mại hóa với sản phẩm gel trị mụn và có doanh thu bước đầu hàng trăm triệu đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia cùng nhóm tìm kiếm các đơn vị sản xuất băng gạc được cấp phép để ứng dụng trong việc phát triển sản phẩm khử trùng cho bệnh nhân", TS Thành nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thành phố Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập

Thành phố Thủ Đức thử nghiệm cảm biến màng silicon cảnh báo ngập

Cảm biến áp suất sử dụng màng silicon carbide cảnh báo ngập, lắp tại 23 vị trí ở TP Thủ Đức cho phép cập nhật dữ liệu theo thời gian thực.

Đăng ngày: 25/11/2022
Trung Quốc sản xuất thiết bị vừa lọc nước vừa sản xuất điện

Trung Quốc sản xuất thiết bị vừa lọc nước vừa sản xuất điện

Thiết bị lọc nước mới hoạt động nhờ năng lượng mặt trời, có thể chống muối kết tủa, đồng thời tạo ra điện năng.

Đăng ngày: 23/11/2022
Thử nghiệm thành công miếng dán phục hồi tóc rụng

Thử nghiệm thành công miếng dán phục hồi tóc rụng

Thử nghiệm trên chuột cho thấy miếng dán vi kim mới giúp lông mọc lại dày và rậm hơn so với phương pháp điều trị bằng testosterone cũ.

Đăng ngày: 07/11/2022
Nhóm học sinh cấp 2 làm giấy từ vỏ sầu riêng

Nhóm học sinh cấp 2 làm giấy từ vỏ sầu riêng

TP HCM- Nhóm học sinh THCS Lý Thánh Tông, quận 8 dùng vỏ sầu riêng tạo ra giấy có mùi thơm tự nhiên, giúp tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp.

Đăng ngày: 04/11/2022
Phát triển thành công nhựa tự động chuyển từ mềm sang cứng dưới ánh sáng

Phát triển thành công nhựa tự động chuyển từ mềm sang cứng dưới ánh sáng

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển thành công một loại vật liệu nhựa linh hoạt lấy cảm hứng từ sinh vật sống với nhiều ứng dụng hứa hẹn.

Đăng ngày: 29/10/2022
75 mẹo giúp bạn tập trung, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn

75 mẹo giúp bạn tập trung, tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả hơn

Thống kê cho thấy trung bình một nhân viên lãng phí 2,1 giờ làm việc mỗi ngày. Như vậy là cứ 11 phút làm việc, chúng ta lại bị xao lãng bởi email, Facebook, " buôn chuyện"...

Đăng ngày: 27/10/2022
Nước biển dâng, nông dân Bangladesh hồi sinh phương thức canh tác cổ xưa

Nước biển dâng, nông dân Bangladesh hồi sinh phương thức canh tác cổ xưa

Nông dân Mohammad Mostafa sống ở phía tây nam Bangladesh đã hồi sinh phương thức canh tác trên bè nổi của tổ tiên, trong bối cảnh nước biển dâng và lũ lụt đe dọa đất canh tác.

Đăng ngày: 25/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News