Nhà khoa học Việt tìm ra chất ức chế cỏ dại xâm lấn từ vỏ trấu

Cây cỏ lồng vực nước và cây goldenrod từng gây hại trên các đồng lúa khắp thế giới bị ức chế bởi bốn hợp chất từ trấu gạo.

Lần đầu tiên một nghiên cứu của các nhà khoa học người Việt đã tìm ra bốn hoạt chất có khả năng ức chế thực vật xâm lấn từ vỏ trấu gồm Momilactone A,B,E (MA,MB,ME) và 7-ketostigmasterol (7KS). Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Plants của MDPI ngày 7/6. Ức chế cỏ dại là khả năng mới của hợp chất MA, MA ngoài tính năng ức chế bệnh tiểu đường, béo phì, và gút đã được nhóm nghiên cứu công bố trước đó. Chất 7KS còn có tác dụng bảo vệ tế bào đường ruột (Caco-2) và hệ miễn dịch.

Nhà khoa học Việt tìm ra chất ức chế cỏ dại xâm lấn từ vỏ trấu
Cây cỏ lồng vực nước. (Ảnh: Planet).

PGS Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) - đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, cả bốn chất trong vỏ trấu được phân lập và chiết xuất bằng phương pháp sắc khí cột. Sau đó xác định cấu trúc của các hợp chất bằng kỹ thuật quang phổ.

Sau khi xác định được tỷ lệ bốn hợp chất trong trấu, nhóm nghiên cứu tiếp tục kiểm tra khả năng ức chế của chúng đối với loại cỏ gây hại chính trong ruộng lúa nước trên khắp thế giới là lồng vực nước (Echinochloa crus-galli) và loại cây xâm hại goldenrod (Solidago altissima). Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện thí nghiệm để so sánh hoạt tính ức chế sinh trưởng của bốn hợp chất cho thấy, MA và MB có hoạt tính mạnh hơn ME và 7KS.

Cỏ lồng vực và cây goldenrod là một trong nhiều loại thực vật gây hại và xâm lấn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất lúa cũng như đe dọa đến môi trường. Các nhà khoa học dự kiến sẽ tập trung nghiên cứu cơ chế ức chế cỏ dại và thực vật xâm lấn của MA, MB, ME và 7KS nhằm phát triển các loại thuốc diệt cỏ mới an toàn hơn và bảo vệ môi trường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sau 20 ngày chuyên gia Nhật thí nghiệm, nước sông Tô Lịch ra sao?

Sau 20 ngày chuyên gia Nhật thí nghiệm, nước sông Tô Lịch ra sao?

Hiện tại, nước sông Tô Lịch tại đoạn thí nghiệm không còn mùi hôi và trong hơn rất nhiều so với mẫu nước tại khu vực khác.

Đăng ngày: 06/06/2019
Kinh nghiệm đổ bê tông tươi trời nắng không bị nứt

Kinh nghiệm đổ bê tông tươi trời nắng không bị nứt

Kinh nghiệm đổ bê tông tươi trời nắng. Khi trời nắng nước trong hỗn hợp bê tông bốc hơi rất nhanh. Nước bốc hơi nhanh mà xi măng chưa kịp thủy hóa sẽ dẫn đến hiện tượng bị nứt.

Đăng ngày: 06/06/2019
Nông dân sáng chế cột cảnh báo lũ có pháo hiệu

Nông dân sáng chế cột cảnh báo lũ có pháo hiệu

Có ba loại cột khi lũ về hoặc đường bị ngập nước sẽ có đèn, còi và pháo hiệu để cảnh báo cho người dân.

Đăng ngày: 05/06/2019
Máy lọc khí đường phố của học sinh: Vừa chặn bụi mịn, vừa làm biển quảng cáo

Máy lọc khí đường phố của học sinh: Vừa chặn bụi mịn, vừa làm biển quảng cáo

May loc khi duong pho cua hoc sinh: Vua chan bui min, vua lam bien quang cao Khoa học - Công nghệ

Đăng ngày: 05/06/2019
Nước sông Tô Lịch

Nước sông Tô Lịch "hồi sinh" sau một tuần "giải cứu"

Sau một tuần đặt máy xử lý chất thải xuống sông, nước sông Tô Lịch đã trong hơn và giảm mùi hôi đáng kể.

Đăng ngày: 28/05/2019
Việt Nam nhân nuôi thành công chủng giống tảo xoắn Spirulina

Việt Nam nhân nuôi thành công chủng giống tảo xoắn Spirulina

Tảo nuôi ở Việt Nam có protein, hàm lượng beta – caroten cao hơn của Pháp, Nhật Bản, dùng làm dược liệu ngừa ung thư, tim mạch và lão hóa.

Đăng ngày: 26/05/2019
Vật liệu sản xuất áo phao chống đạn của Việt Nam

Vật liệu sản xuất áo phao chống đạn của Việt Nam

Thử nghiệm bắn đạn thật, vật liệu dùng làm áo phao có thể chống các loại đạn súng ngắn K54, tiểu liên AK47, tấm chống đạn súng bắn tỉa.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News