Nhà máy thủy điện tích năng - Công nghệ "xanh" mới của Australia
Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Australia (ANU), nhà máy thủy điện tích năng nhờ bơm (hay nhà máy thủy điện tích năng), có thể giúp Australia trở thành quốc gia hoàn toàn sử dụng năng lượng "xanh".
Nhà máy thủy điện tích năng không sản xuất thêm điện năng mà chỉ góp phần điều hòa lượng điện theo sự thay đổi nhu cầu dùng điện (phụ tải) trong ngày giữa lúc cao điểm (ban ngày và buổi tối) với lúc thấp điểm (ban đêm).
Hiện nay, năng lượng tái tạo chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng điện của Australia, trong khi gần 70% lượng điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Nhà máy thủy điện tích năng sẽ tác động rất nhỏ đến môi trường và cần "ít nước".
Tuy nhiên, theo Giáo sư Andrew Blakers thuộc ANU, nhà máy thủy điện tích năng - cùng với năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời hiện nay - có thể biến Australia trở thành "quốc gia xanh hoàn toàn".
Giáo sư Blakers cho hay hầu hết các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và than đá sẽ đóng cửa trong vòng 15 năm tới và công nghệ của nhà máy thủy điện tích năng có chi phí nước rẻ hơn nhà máy điện chạy bằng than và khí đốt.
Trong khi đó, Giáo sư Matthew Stocks nói rằng nhà máy thủy điện tích năng sẽ tác động rất nhỏ đến môi trường và cần "ít nước" hơn năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch.
Hiện nay, Australia chỉ có ba nhà máy thủy điện tích năng. Ưu điểm của mô hình nhà máy này là có thể điều hòa lượng điện theo nhu cầu của thị trường, qua đó tạo ra sự linh hoạt hơn để cung cấp cho thị trường điện quốc gia.
Theo đó, ANU tin rằng sẽ có hàng trăm cơ sở mà công nghệ thủy điện này có thể được tận dụng, với những ngọn đồi và núi trải dài từ miền Bắc Queensland xuống đến Nam Australia, Victoria và Tasmania.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân
Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.

Tháp Eiffel - Niềm tự hào của người Pháp
Hơn một trăm năm nay hình ảnh nước Pháp và Thủ đô Paris gắn liền với tháp Eiffel. Được xây dựng năm 1889, để phục vụ triển lãm quốc tế, tháp Eiffel là kỳ đài đã gây ra nhiều tranh luận nhất ở Paris. Không một người dân Paris nà
