Nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát nạn lợn rừng xâm chiếm

Với tốc độ sinh sản nhanh và khả năng thích nghi cao, lợn rừng đang xâm chiếm nhiều thành phố ở châu Âu khiến nhà nghiên cứu và chức trách phải tìm cách hạn chế.

Vào một đêm mát mẻ cuối tháng 9, nhà động vật học Andrea Monaco lặng lẽ bước qua những bụi rậm đầy sỏi cát ở Presidential Estate of Castelporziano, khu vực được bảo vệ ở ngoại ô Rome, tiến về phía một gia đình lợn rừng bị mắc bẫy. Khi trông thấy ông, 8 con lợn non và lợn mẹ nặng vài tạ tìm cách chui qua lớp lưới mềm của chiếc bẫy hình tròn nhưng bị đẩy trở lại. Monaco và cộng sự giải thoát cho lợn mẹ và một con non, sau đó bước vào khu chuồng rộng 6 m để bắt những con lợn non khác phục vụ nghiên cứu.

Nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát nạn lợn rừng xâm chiếm
Lợn rừng lang thang trên đường phố Rome. (Ảnh: Euronews)

Một số hệ sinh thái vùng Địa Trung Hải phát triển trong khu đất rộng 60km2 như đầm lầy, rừng thông và sồi, đụn cát. Hiện nay, đây là nơi ở của quần thể lợn rừng lâu đời nhất tại Italy mà Monaco và nhiều nhà khoa học khác đang nghiên cứu để kiểm soát loài vật ăn cỏ này.

động vật bản xứ với trọng lượng có thể lên tới 136kg, ước tính một triệu con lợn đang lang thang trên cả nước, phá hủy mùa màng và gây ra ít nhất 2.000 tai nạn xe hơi mỗi năm, theo Monaco. Đầu năm 2022, dịch tả lợn châu Phi được phát hiện ở một con lợn rừng tại Italy, dấy lên lo ngại động vật hoang dã có thể lây lan virus nguy hiểm cho lợn lấy thịt trong ngành chăn nuôi. Vấn đề không chỉ riêng ở Italy. Do quá trình đô thị hóa và tái trồng rừng, quần thể lợn rừng đang lan rộng khắp châu Âu. Nhiều cuộc đụng độ gia tăng ở những siêu đô thị, từ Berlin tới Madrid và Warsaw.

"Lợn rừng là loài đặc biệt từ góc độ sinh thái do khả năng siêu thích nghi và sinh sản cực nhanh", Monaco, người đã nghiên cứu lợn rừng hơn 20 năm ở Viện bảo vệ và nghiên cứu môi trường Italy (ISPRA) tại Rome, cho biết.

Làm việc cùng với Monaco là 10 nhà khoa học và chuyên gia về động vật rừng dã khác đến từ khắp Italy. Họ nóng lòng tìm kiếm những biện pháp can thiệp mới để ngăn sự xâm lấn của lợn rừng. Ví dụ, chiếc bẫy dùng để bắt đàn lợn đến từ Mỹ. Mang tên PigBrig, loại bẫy này cực nhẹ, neo chặt trên mặt đất giống chiếc lều và có thể bắt 60 con lợn một lần. Loại bẫy lưới như vậy có thể làm chậm sự phát triển của quần thể lợn, đặc biệt nếu bắt được nhiều lợn cái đang sinh sản. Trong nhiều trường hợp, những con lợn bị tiêm trợ tử tại chỗ và bán hoặc quyên tặng lấy thịt.

Tuy nhiên, cả đàn lợn rừng sống sót sau khi mắc bẫy với 7 con lợn non được lắp thiết bị theo dõi ở tai, cho phép Monaco nắm rõ chúng đi đâu và sống lâu tới mức nào. Đó là dữ liệu quý giá giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ về quền thể lợn.

Sự hồi phục của quần thể lợn

Lợn rừng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và bắt đầu tràn khắp châu Âu cách đây khoảng 5 triệu năm, trở thành thức ăn yêu thích của nhiều nền văn minh. Chúng sống theo đàn với số lượng phong phú, thường bao gồm một hoặc nhiều lợn cái có quan hệ họ hàng và con non.

Vào đầu thế kỷ 20, áp lực từ chặt phá rừng và ngành nông nghiệp khiến lợn rừng suýt tuyệt chủng. Chỉ có vài quần thể còn sót lại ở Tuscany, miền nam Italy, và dãy Alps. Tuy nhiên, sau Thế chiến II, nền kinh tế Italy phát triển mạnh, những khu rừng chậm rãi phục hồi và động vật hoang dã quay trở lại. Lợn rừng, động vật cơ hội ăn nhiều thức ăn, bao gồm hoa màu, cũng hồi sinh, đặc biệt với sự vắng bóng của sói xám, kẻ thù chính của chúng.

Lợn rừng trong thành phố

Ở Italy, lợn rừng hiện nay gây thiệt hại lên tới 22 triệu USD mỗi năm trong nông nghiệp. Dù chính quyền địa phương đền bù cho nông dân, mức chi trả chỉ bằng một phần thiệt hại hoặc được trả quá muộn. Marco Massera, nông dân trồng bí ngòi, cà tím và ớt chuông ở Genova, chật vật tìm cách ngăn lợn rừng mò vào trang trại rộng 7,7 hecta của ông trong 15 năm qua. Khi lợn rừng lang thang kiếm tìm thức ăn, chúng làm bật rễ cây trồng.

Trong vài năm qua, Massera cũng nhận thấy số lượng lợn rừng chạy trên đường phố và mò vào cánh đồng gần thị trấn tăng vọt. Lợn rừng xuất hiện ngày càng nhiều ở khu đô thị do rác thải lộ thiên và có nhiều người cho ăn. Theo nghiên cứu gần đây của Monaco, lợn rừng trở nên phổ biến ở 105 thành phố tại Italy so với 2 thành phố cách đây một thập kỷ. Carme Rosell, chuyên gia về quản lý động vật hoang dã kiêm giám đốc công ty tư vấn môi trường Minuartia, cũng quan sát hiện tượng tương tự ở Tây Ban Nha. Tại nước này, số lượng lợn rừng đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ lên khoảng một triệu con.

Biện pháp săn bắt có hiệu quả?

Năm 2005, trong nỗ lực xử lý khủng hoảng lợn rừng, các nhà làm luật của chính phủ Italy kêu gọi thợ săn vào cuộc. Dù những thợ săn Italy tiêu diệt khoảng 295.000 con lợn rừng hàng năm, chúng sinh sản ở tốc độ nhanh hơn. Mỗi năm, quần thể lợn rừng tăng 150%, theo Monaco. Một phần vấn đề là khoảng 30 - 40% thợ săn dùng chó lùa lợn rừng tới chỗ thợ săn ở các trạm để giết chúng. Tuy nhiên, tập tục này có một hạn chế. Thợ săn chủ yếu đuổi theo những con lợn rừng lớn hơn, làm phân tán đàn lợn và lợn cái nhỏ bắt đầu chu kỳ sinh sản sớm hơn. Thay vào đó, chính phủ nên thuê thợ săn nhắm vào lợn cái đang sinh sản để giảm số lượng loài này.

Nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát nạn lợn rừng xâm chiếm
Thợ săn bên xác lợn rừng trong cuộc đi săn năm 2021 ở Toulouse, Pháp. Ảnh: Redux

Các nước khác cũng không ghi nhận nhiều lợi ích từ hoạt động săn bắt. Ở Phần Lan, từ năm 2017, hoạt động săn bắt lợn rừng có thể diễn ra quanh năm. Theo Hiệp hội săn bắt Phần Lan, năm 2021, có hơn 4,6 triệu lượt đi săn với 269.000 con lợn rừng bị bắn chết. Tuy nhiên, lợn rừng ngày càng lấn sâu vào những siêu đô thị lớn nhất. Ước tính có hơn 1.000 con lợn ở Warsaw. Dù 400.000 con lợn rừng bị săn giết mỗi năm ở Tây Ban Nha, quần thể loài này vẫn có thể tăng gấp đôi vào năm 2025, theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu săn bắt.

Những giải pháp mới

Chính phủ Đức đang tiêu diệt lợn rừng với 400 bẫy PigBrig. Chẳng hạn, ở Brandenburg, Đức, thiệt hại do lợn rừng đang giảm và số lần chúng xuất hiện trên camera cũng giảm theo, Carl Gremse, thành viên đội kiểm soát dịch tả lợn châu Phi trong thành phố, cho biết.

Rosell và cộng sự cũng cộng tác với nhiều tỉnh thành ở Tây Ban Nha để sản xuất thùng rác và nhà cho mèo ăn ngoài trời với thiết kế ngăn chặn lợn rừng. Họ cũng tăng cường phủ xanh đô thị bằng cây trồng lợn rừng không thích.

Ở Rome, nhà chức trách lắp đặt nhiều lưới quanh thùng rác hoặc thay thế bằng loại ngăn lợn rừng và thu được một số thành công. Vài tổ chức phúc lợi động vật ủng hộ triệt sản lợn cái thay vì giết chúng. Ví dụ, Massimo Vitturi, nhà hoạt động ở tổ chức phi lợi nhuận Anti-Vivisection League (LAV) tại Rome đề xuất tiêm thuốc gây vô sinh cho lợn nái. Tuy nhiên, Vitturi thừa nhận biện pháp này còn hạn chế do công tác hậu cần và chi phí tiêm cho tất cả lợn cái hàng năm. Hơn nữa, hiệu quả sẽ biến mất sau vài năm, cho phép lợn nái sinh sản tự do trở lại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cừu Racka - Loài cừu có bộ lông siêu dày và cặp sừng xoắn ốc kỳ lạ

Cừu Racka - Loài cừu có bộ lông siêu dày và cặp sừng xoắn ốc kỳ lạ

Cừu Racka hay Hortobágy Racka là một giống cừu nổi tiếng với cặp sừng hình xoắn ốc khác thường.

Đăng ngày: 13/11/2022
Bí mật đằng sau việc động vật dùng màu sắc sặc sỡ để hù dọa kẻ thù hoặc thu hút bạn tình

Bí mật đằng sau việc động vật dùng màu sắc sặc sỡ để hù dọa kẻ thù hoặc thu hút bạn tình

Những con công có màu sắc rực rỡ cố gắng " phô diễn trang phục" hòng gây ấn tượng với bạn tình.

Đăng ngày: 12/11/2022
Giải mã hành vi voi mẹ quấn xác con theo mình nhiều ngày

Giải mã hành vi voi mẹ quấn xác con theo mình nhiều ngày

Hình ảnh một con voi cái châu Phi dùng vòi cuốn lấy xác voi con rồi tha đi khắp nơi trong nhiều ngày sau đó khiến nhiều người thương cảm.

Đăng ngày: 11/11/2022
Cá hoàng đế châu Phi: Loài cá kỳ dị khi cá mẹ ăn thịt con non nuôi trong miệng

Cá hoàng đế châu Phi: Loài cá kỳ dị khi cá mẹ ăn thịt con non nuôi trong miệng

Cá hoàng đế ở châu Phi nuôi con trong miệng và đôi khi ăn thịt con non nhằm tăng lượng chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Đăng ngày: 10/11/2022
Câu chuyện về chú voi cô độc 40 năm ở Philippines

Câu chuyện về chú voi cô độc 40 năm ở Philippines

Được sinh ra ngoài thiên nhiên hoang dã ở Sri Lanka vào năm 1974, voi Mali thuộc giống voi châu Á.

Đăng ngày: 10/11/2022
Linh dương nhảy xuống nước vẫn không thoát khỏi

Linh dương nhảy xuống nước vẫn không thoát khỏi "nữ hoàng thảo nguyên"

Linh dương đón nhận cái kết không có hậu sau khi nó bị truy đuổi tận cùng bởi loài động vật máu lạnh tàn nhẫn.

Đăng ngày: 09/11/2022
Top 5 loài vật có hành vi thú vị mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải

Top 5 loài vật có hành vi thú vị mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải

Trong thế giới các loài vật vẫn còn rất nhiều điều kỳ lạ mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải bằng khoa học.

Đăng ngày: 09/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News