Nhà phao chống lũ

Một sinh viên trường đại học Quốc tế Hồng Bàng vừa tạo ra mô hình nhà chống lũ với mong muốn phục vụ người dân miền trung, nơi đang chịu nhiều hậu quả nặng nề do lũ lụt.

Nhà phao chống lũ

Phạm Hữu Thủy (bên phải) trong buổi trao giải cuộc
thi thiết kế Nhà ở nông thôn trong vùng ngập lụt. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

"Năm nào lũ về, gia đình và người dân quê tôi đều sống trong cảnh lo sợ. Lũ lụt trở thành nỗi ám ảnh của người dân miền Trung. Những trận lũ đến khiến nhà cửa xóm làng, hoa màu, vật nuôi bị trôi hết, hàng trăm người bị thiệt mạng", Phạm Hữu Thủy, quê ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình nói về ý tưởng tạo ra ngôi nhà chống lũ.

Thủy cho biết, ngôi nhà chống lũ là giải pháp tại chỗ trong khi chờ người cứu hộ, có thể chuyển người và gia súc an toàn, nhanh chóng khi có lũ tới.

Ngôi nhà thiết kế đơn giản, có một hệ thống phao nổi tự động mỗi khi lũ dâng cao. Phao được đặt dưới nền nhà gần bếp. Trong nhà có hệ thống bếp ga, bếp củi.

Một nửa mái nhà được lợp bằng tôn lạnh, có cửa thoát hiểm bằng hệ thống phao khi lũ lên cao.

Nửa còn lại được đổ bêtông cốt thép để che nắng che mưa, làm nơi phơi nông sản vào mùa nắng và nơi trú của người, gia súc khi lũ về. Khi lũ dâng cao, đồ đạt sẽ được đưa lên mái nhà bằng hệ thống ròng rọc đôi cố định vào phía mái lợp tôn lạnh.

Khi lũ tràn tới, hệ thống phao sẽ nâng nhà lên. Trường hợp nước ngập trần nhà, phao sẽ tiếp tục nổi lên qua cửa thoát hiểm nhưng vẫn giữ được thăng bằng trong dòng nước lớn nhờ hệ thống dây chằng ở bốn góc. Khi lũ rút thì phao sẽ tự động hạ về vị trí ban đầu.

Nhà phao chống lũ
Mô hình nhà chống lũ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Mô hình Thủy thiết kế có giá thành khoảng 200-250 triệu. Nhận thấy giá thành này quá cao so với người nông dân có thu nhập thấp, nên Thủy đã sửa chữa đề tài hoàn thiện hơn, hạ mức giá xuống còn khoảng 150 triệu đồng.

“Chi phí 150 triệu vẫn còn ở mức cao, nhưng tính đến hiệu quả sau này thì mức giá này tôi nghĩ chấp nhận được", Thủy nói.

Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng đang chuẩn bị xây dựng căn nhà mẫu theo mô hình nhà chống lũ của Thủy. Tổ chức phi chính phủ “Đông Tây hội ngộ” sẽ kết hợp với Thủy để đưa mô hình này được về với thực tế địa phương.

Mô hình nhà chống lụt của Phạm Hữu Thủy vừa giành giải xuất sắc trong cuộc thi thiết kế "Nhà ở nông thôn vùng bão lũ, ngập lụt" do Hội Kiến trúc sư tổ chức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News