Nhà vật lí Nhật Bản góp phần phát minh đèn LED xanh dương qua đời

Báo chí Nhật Bản đưa tin, nhà vật lí từng đạt giải thưởng Nobel năm 2014, Isamu Akasaki, đã qua đời.

Isamu Akasaki là nhà vật lí Nhật Bản đã đồng nhận giải thưởng Nobel Vật Lí năm 2014, nhờ đóng góp phát minh ra đèn LED xanh dương (Blue LED) đầu tiên trên thế giới. Đại học Meijo đăng tin, ông đã qua đời hôm thứ Năm vừa qua, ngày 1/4, hưởng thọ 92 tuổi. Theo nhà trường, vị giáo sư mất tại một bệnh viện ở thành phố Nagoya, miền trung Nhật Bản, do bệnh viêm phổi.

Akasaki sinh ra tại tỉnh Kagoshima, tây nam Nhật Bản. Ông tốt nghiệp Đại học Kyoto năm 1952 trước khi đến công tác ở Matsushita Electrical Industrial (bây giờ là Panasonic). Ông bắt đầu làm việc với tư cách giáo sư tại Đại học Nagoya năm 1981.

Nhà vật lí Nhật Bản góp phần phát minh đèn LED xanh dương qua đời
Ba nhà khoa học nhận giải Nobel Vật Lí năm 2014. (ảnh: Kyodo).

Giải thưởng đáng chú ý nhất của ông là giải Nobel Vật Lí năm 2014, được trao cùng với hai nhà khoa học khác là Hiroshi Amano và Shuji Nakamura. Cả ba người đã tìm hiểu về tinh thể GaN, sau đó chế tạo thành công LED xanh dương đầu tiên trên thế giới năm 1989. Đây là một trong những phát minh mang tính cách mạng, vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho tới bây giờ.

Sau khi nhận giải, Akasaki đã có lời động viên khuyến khích tới các nhà nghiên cứu trẻ: "Đừng để bị phân tâm bởi những thứ hào nhoáng. Hãy làm bất cứ điều gì bạn thích miễn đó là thứ bạn muốn làm". Khi nói về thành quả nghiên cứu của mình, ông kiên định: "Nhiều người cho rằng nó không thể thành công trong thế kỷ 20. Nhiều nhà nghiên cứu đã phải từ bỏ, nhưng tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện đó".

Nhà vật lí Nhật Bản góp phần phát minh đèn LED xanh dương qua đời
Ông Akasaki khuyên các nhà nghiên cứu trẻ tuổi hãy nỗ lực theo đuổi dự án đến cùng. (ảnh: AFP).

Khi mới công bố thành quả nghiên cứu năm 1981 tại một hội nghị quốc tế, ông đã không nhận được phản ứng tích cực. Tuy nhiên, Akasaki khẳng định dù chỉ có một mình, ông cũng không từ bỏ. "Tôi đã xác định sẽ theo đuổi đến cùng dự án".

Năm 1997, chính phủ Nhật đã trao tặng Huân chương Ruy Băng Tím cho Akasaki. Đây là giải thưởng cao quý nhất của nhà nước, trao cho những cá nhân có đóng góp lớn trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật, nghệ thuật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ai là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới?

Ai là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới?

Thời nào cũng có những bộ óc lỗi lạc. Thế ai sở hữu bộ óc đầu tiên khởi đầu cho những thứ vĩ đại?

Đăng ngày: 23/03/2021
Cuộc đời người phụ nữ

Cuộc đời người phụ nữ "lái tàu đáp xuống sao Hỏa"

Người đứng đầu đội kỹ sư vừa mới đưa tàu Perseverance (Kiên định) đáp thành công lên sao Hỏa là một phụ nữ Mỹ gốc Ấn.

Đăng ngày: 08/03/2021
Câu chuyện kỳ quái về

Câu chuyện kỳ quái về "người chó" ám ảnh một người đàn ông cả cuộc đời

Colin Keelty nói rằng trong suốt cuộc đời mình, anh đã rất nhiều lần phải trốn chạy khỏi một con quái vật khổng lồ lai giữa người và chó.

Đăng ngày: 06/03/2021
Albert Einstein từng được chính phủ Israel mời về làm Tổng thống, thế nhưng ông một mực khước từ

Albert Einstein từng được chính phủ Israel mời về làm Tổng thống, thế nhưng ông một mực khước từ

Vinh dự tột cùng khi được Tổng thống Israel đương thời mời về điều hành đất nước, nhưng cớ gì khiến Einstein từ chối?

Đăng ngày: 04/03/2021
Nhà khoa học lập dị và tham vọng bất tử

Nhà khoa học lập dị và tham vọng bất tử

Trường sinh bất tử là mục tiêu theo đuổi của không ít người trong suốt chiều dài lịch sử.

Đăng ngày: 03/02/2021
Nữ y tá này đã sống sót sau cả 3 vụ đắm tàu lịch sử, bao gồm cả Titanic

Nữ y tá này đã sống sót sau cả 3 vụ đắm tàu lịch sử, bao gồm cả Titanic

Cô sau đó được mệnh danh là " người phụ nữ không thể chìm", bởi chẳng có tai nạn đường thủy nào có thể hủy diệt được người phụ nữ này.

Đăng ngày: 27/01/2021
Những cuốn sách toán cổ xưa của người Việt

Những cuốn sách toán cổ xưa của người Việt

Đây là các tác phẩm toán học của người Việt hiện được bảo tồn trong các thư viện và trong các bộ sưu tập tư nhân.

Đăng ngày: 21/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News