Nhà vật lý đề xuất dịch chuyển Hệ Mặt trời để cứu Trái đất
Theo Matthew Caplan, nhà vật lý học tại Đại học Illinois, thiết bị này có thể được sử dụng để dịch chuyển Trái đất khi hành tinh của chúng ta bị các tiểu hành tinh hoặc các vụ nổ không gian đe dọa.
"Vùng lân cận Mặt trời của chúng ta thay đổi liên tục với những ngôi sao di chuyển hàng trăm km/s. Chỉ có khoảng cách rộng lớn giữ các vật thể mới bảo vệ chúng ta khỏi những mối đe dọa ngoài kia. Nhưng chúng ta vẫn có thể sẽ gặp vận đen trong tương lai.
Tại một số thời điểm, chúng ta có thể bắt gặp một ngôi sao biến thành siêu tân tinh. Hoặc một vật thể khổng lồ bay ngang qua Trái đất", ông Caplan nói.
Cách thức Caplan Thruster vận hành. (Ảnh: Daily Mail).
Theo ông Caplan, một phương án có thể xem xét để tránh loại bỏ các mối đe dọa này là di chuyển toàn bộ Hệ Mặt trời, nhờ đó thay đổi vị trí của Mặt trời, kéo Trái đất và các vật thể ra khỏi vị trí tiềm ẩn nguy hiểm.
Vị Tiến sỹ tới từ Đại học Illinois đề xuất thiết kế một trạm không gian khổng lồ có tên Caplan Thruster, lấy vật chất từ Mặt trời để cung cấp năng lượng cho một bộ đẩy giống như tên lửa.
Trạm không gian này sẽ được trang bị 2 động cơ hạt nhân, một để biến helium từ Mặt trời thành oxy phóng xạ ở 1 tỷ độ C để đẩy các ngôi sao, một biến hydro thành một chùm các hạt gia tốc và bắn nó trở lại Mặt trời, đảm bảo con tàu không bị đẩy về phía Mặt trời.
Ông Caplan tin rằng công nghệ này sẽ giúp di chuyển hệ Mặt trời tới một vị trí khác trong thiên hà của chúng ta hoặc thậm chí là vượt ngoài Dải Ngân hà.
Tuy nhiên, ý tưởng của ông Caplan đang vượt xa các công nghệ hiện có.
Các vật liệu cần thiết để chịu được nhiệt độ và tác động lực như trong ý tướng của nhà vật lý học này thậm chí còn chưa tồn tại. Tuy nhiên, nhiều người lạc quan tin rằng với các nền văn minh trong hàng trăm, hàng nghìn năm tới, ý tưởng trên hoàn toàn có thể biến thành hiện thực.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
