Nhầm lẫn trong điều tra nhiễm xạ sự cố Fukushima
Tỉnh Fukushima và Viện Khoa học bức xạ quốc gia Nhật Bản ngày 25/6 cho biết đã tính toán sai nguy cơ nhiễm xạ đối với 16.118 người trong một cuộc điều tra kéo dài trong 4 tháng đầu tiên sau sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima 1 hồi tháng 3/2011.
Ảnh: Blog.skytruth.org
Trong số khoảng 420.000 người mà nhà chức trách đã hoàn tất số liệu đến nay, việc tính toán lại cho thấy 12.469 người đã phơi nhiễm liều phóng xạ cao hơn trong khi 3.649 người nhiễm xạ liều thấp hơn so với tính toán trước đó.
Sai số của việc sửa đổi tính toán về hồ sơ nhiễm xạ dao động trong khoảng từ -0,2 đến +0,4 milisievert (mSv). Theo như kết quả bổ sung, một số người được xác định là bị phơi nhiễm tới hơn 1mSv, ngưỡng tối đa hàng năm trong điều kiện bình thường.
Dữ liệu trên được cho là được xem xét kỹ lưỡng hơn nhằm đưa ra bức tranh chính xác hơn về số lượng người nhiễm xạ đã được tính toán sai trước đó.
Viện Khoa học bức xạ đã được Đại học Y Fukushima ủy thác tiến hành điều tra đối với 2,05 triệu người dân trong tỉnh. Viện đã tính toán nguy cơ nhiễm xạ sử dụng chương trình máy tính chứa các dữ liệu ngày tháng không phù hợp nên đã dẫn đến tính toán sai về liệu bức xạ thực tế đối với con người. Lỗi này đã được các nghiên cứu phát hiện khi cập nhật dữ liệu hệ thống.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
