Nhận diện được hài cốt của nhà thám hiểm đầu tiên thiệt mạng ở Bắc Cực
Vào ngày 9 tháng 7 năm 1845, John Gregory, một kỹ sư trong chuyến thám hiểm đến Bắc Cực, đã viết một bức thư cho Hannah, vợ mình từ một điểm dừng chân ở Greenland. Đó là lần cuối cùng gia đình anh nghe được tin từ Gregory, người cùng với 128 người khác đã thiệt mạng sau khi tàu của họ bị mắc kẹt trong băng ở Bắc Cực.
Giờ đây, bằng cách sử dụng ADN từ các hậu duệ của ông, các nhà nghiên cứu đã xác định được hài cốt của Gregory, người đầu tiên trong chuyến thám hiểm xấu số ở Bắc Cực.
Vào tháng 5 năm 1845, 129 sĩ quan và thủy thủ đoàn, dưới sự chỉ huy của Sir John Franklin, khởi hành từ Anh trên hai con tàu - HMS Erebus và HMS Terror - để khám phá Con đường Tây Bắc nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Bắc Cực thuộc Canada.
Cuộc thám hiểm địa cực này đã trở thành cuộc thám hiểm đẫm máu nhất trong lịch sử.
Hài cốt của Gregory được lưu giữ tại vịnh Erebus cùng với một số hài cốt chưa xác định danh tính.
Thảm họa xảy ra khi các con tàu bị mắc kẹt ở Bắc Cực thuộc Canada ngoài khơi Đảo King William vào tháng 9 năm 1846; một số thủy thủ đoàn đã chết khi mắc kẹt trên tàu. Nhưng 105 thành viên thủy thủ đoàn đã sống sót nhờ nguồn cung cấp của con tàu và cuối cùng đã quyết định từ bỏ con tàu.
Thông tin liên lạc cuối cùng được biết đến là một ghi chú ngắn vào ngày 25 tháng 4 năm 1848, sau đó được tìm thấy trong một mộ đá trên đảo gần các con tàu, cho thấy ý định của các nhà thám hiểm là từ bỏ tàu của họ và di chuyển về phía nam đến một trạm trên đất liền. Tất cả đều bỏ mạng mà không đi được bao xa.
Đồng tác giả nghiên cứu Douglas Stenton khai quật hài cốt của một nhà thám hiểm khác được tìm thấy cùng với hài cốt của John Gregory, nhưng vẫn chưa được xác định danh tính.
Kể từ sau thảm họa đó, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra hài cốt của hàng chục nhà thám hiểm nằm rải rác trong khu vực, hầu hết là trên đảo King William, dọc theo con đường thoát hiểm đã lên kế hoạch của họ. Mặc dù các nhà sử học đã biết tên của những người trên các con tàu, nhưng không có bộ xương nào được xác định. Đến nay, các nhà khoa học đã có thể trích xuất ADN của 27 thành viên đoàn thám hiểm.
Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên xác định được ADN lấy từ mẫu răng và xương của một trong ba bộ hài cốt được tìm thấy trên Vịnh Erebus, trên bờ biển phía tây nam của Đảo King William, thuộc về kỹ sư John Gregory, người đã đi thuyền. trên tàu HMS Erebus.
ADN của ông trùng khớp với một trong những hậu duệ còn sống của Gregory, một chắt chắt sống ở Port Elizabeth, Nam Phi và mang cùng tên - Jonathan Gregory.
Bằng phân tích ADN của hậu duệ, các nhà khoa học đã nhận diện được một bộ hài cốt là của nhà thám hiểm Gregory.
Hài cốt của John Gregory và hai thành viên khác trong đoàn thám hiểm được chứa trong nhà lưu niệm tại Vịnh Erebus được xây dựng vào năm 2014.
"Việc hài cốt của John Gregory trở thành người đầu tiên được xác định thông qua phân tích gene là một ngày đáng kinh ngạc đối với gia đình chúng tôi, cũng như tất cả những người quan tâm đến chuyến thám hiểm Franklin xấu số", chắt của Gregory cho biết.
Phát hiện này được công bố ngày 28 tháng 4 trên tạp chí Polar Record.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Dung mạo Vương Chiêu Quân được phục hồi nguyên gốc, cư dân mạng sốc không dám tin vào mắt mình
Một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa với vẻ đẹp “chim sa” sở hữu diện mạo thực tế như thế nào?
