Nhân loại sống sót nhờ khí hậu Altai

Hang động Denisov trên Altai ở phía nam Tây Siberia đã cho phép nhân loại tồn tại được như một loài sinh vật, đó là nhận định của nhóm các nhà khoa học quốc tế nghiên cứu địa bàn vùng núi Altai - Sayan.

Điều kiện khí hậu bình ổn, chính nhờ thế một số dạng người cổ đại đã có thể sinh tồn ở nơi đây - chuyên viên Nga Pavel Tarasov tham gia đề án cho biết.

"Thế giới đã mất của thế kỷ 21" - các nhà khoa học đặt cái tên như vậy cho hệ thống núi Altai - Sayan. Từ thời kỳ khí hậu băng hà cuối cùng đến nay cảnh quan Nga ở Altai và Sayan hầu như không thay đổi. Hơn nữa, ở đây vẫn bảo tồn hầu như toàn bộ các động vật có vú giống như thời xa xưa.

Các nhà khoa học đã so sánh danh sách các loài động vật sống ở đây, với danh sách các cư dân của bảy vùng lục địa Á-Âu trong thời băng hà cuối cùng, tức là 12.000-35.000 năm về trước. Hóa ra các loài động vật tiền sử địa phương – như ngựa hoang, hươu, nai, linh dương Saiga và chồn gulô - gần như còn nguyên. Chỉ riêng voi ma-mút là đã tuyệt chủng. "Ở Altai, chúng ta có đối chiếu tương đương hiện đại khá chính xác về hệ động vật của Thế Pleistocen hay Thế Canh Tân", nhà khoa học John Stewart từ Đại học Bournemouth - Vương quốc Anh nhận xét.

Nhân loại sống sót nhờ khí hậu Altai

Chuyên viên sinh vật học Pavel Tarasov từ Đại học Tự do Berlin lý giải việc bảo tồn động vật kỷ băng hà ở đây là nhờ khí hậu lạnh giá và khô ráo. Từng có khí hậu khô cằn tương tự trong thời kỳ băng hà cuối cùng. Khá kỳ quặc là ở lục địa Á-Âu khi đó gần như không có tuyết, ông Tarasov nói. Cỏ mọc lên và động vật vẫn có thức ăn.

Chính khí hậu ổn định như vậy đã cho phép con người tồn tại được như một loài, nhóm nghiên cứu khoa học nêu giả thiết. Ở đây, trên Altai, có hang động Denisov lừng danh - di tích khảo cổ học độc đáo, nơi một vài năm trước đây đã tìm thấy dấu vết hiện diện của ba loài giống con người: xương của người vượn Neanderthal, những công cụ thô sơ mà Homo sapiens đã sử dụng và phần di cốt của loại hình người tiền sử cũng được đặt tên là người Denisov.

Đây là hang động nổi tiếng độc nhất được biết đến trên thế giới như là nơi sinh sống của cả ba loại người thượng cổ. Không hề ngẫu nhiên mà các nhà khoa học gọi hang Denisov là chiếc nôi của loài người. "Người cổ đại sống sót ở đây chính vì điều kiện khí hậu ở Altai gần như không thay đổi, và có thể săn bắn hàng loạt loại thú khác nhau", như nhận xét của nhóm nghiên cứu khoa học.

Vào cuối kỷ băng hà, những người vốn sống ở Altai dời xuống dưới chân núi và tỏa ra khắp lục địa, các chuyên viên khoa học cho biết. Kết quả các công trình quốc tế nghiên cứu di truyền trên quy mô lớn gần đây chứng tỏ rằng cư dân Mỹ bản địa xuất xứ từ vùng núi Altai-Sayan, ông Pavel Tarasov thông báo. Phát kiến mới này đã được công bố trên tạp chí khoa học uy tín American Journal of Human Genetics.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News